Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi các giải pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Trang 90)

3.5.1. Ý kiến đội ngũ cán bộ quản lí các khoa, đơn vị về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp

3.5.1.1. Đối tượng xin ý kiến:

Cán bộ, chuyên viên phòng đào tạo, phòng Tổ chức - Hành chính :08 người

Cán bộ quản lí các khoa, các phòng chức năng và trung tâm: 16 người Giảng viên: 50 người.

3.5.1.2. Trình độ đào tạo đối tượng xin ý kiến:

Tiến sĩ: 02 Thạc sĩ: 32 Đại học: 40

3.5.1.3. Thâm niên công tác đối tượng xin ý kiến:

Cao nhất: 32 năm Thấp nhất: 03 năm Trung bình: 10 năm

Quy hoạch, kế hoạch đào tạo

Kiểm tra,đánh giá

Tuyển dụng, sử dụng, bồi dƣỡng Chế độ, chính sách Phát triển đội ngũ CBQL

Hình 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà nội

83

3.5.2. Kết quả khảo nghiệm khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

- Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý: Về tính cầp thiết: có 64/74 người (86,48%) được hỏi có ý kiến rất cầp thiết và cần thiết về giải pháp đưa ra. Về tính khả thi của giải pháp này, có 61/74 người (82,43%) cho rằng giải pháp này là rất khả thi và khả thi. Việc hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý được coi là cần thiết và có tính khả thi.

- Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi miễn: Về tính cần thiết: có 70/74 người (94,6%) được hỏi có ý kiến rất cần thiết và cần thiết về biện pháp đưa ra. Về tính khả thi có 54/74 người (72,9%) cho rằng giải pháp này là khả thi và rất khả thi. Do vậy cần phải tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý theo yêu cầu của nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời bãi miễn những cán bộ quản lý vi phạm tùy theo mức độ.

- Hoàn thiện Chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL: Về tính cấp thiết: có 70/74 người (94,6%) được hỏi có ý kiến rất rất cấp thiết và cấp thiết về biện pháp đưa ra. Về tính khả thi có 61/74 người (82,4%) cho rằng giải pháp này là khả thi và rất khả thi. Để các biện pháp đi vào thực tiễn, phát huy được hiệu quả thì cấp thiết phải chú ý đến việc chăm lo động viên cả về vật chất và tinh thần, khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý có ý thức tự giác, nhiệt tình trong công tác, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá: Về tính cấp thiết: có 66/74 người (89,2%) được hỏi có ý kiến rất cấp thiết và cấp thiết về biện pháp đưa ra. Về tính khả thi có 64/74 người (86,4%) cho rằng giải pháp này là khả thi và rất khả thi. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý là việc làm thường xuyên và cần thiết đối với công tác quản lý của nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, ban giám hiệu phải quán triệt chung phương thức và các tiêu chí thực hiện, đảm bảo công tác này diễn ra minh bạch, khoa học và sát với thực tế hoạt động quản lý.

84

Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà nội

Stt Các giải pháp phát triển đội cán bộ quản lý Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi Rất cấp thiết % Cấp thiết % ít cấp thiết % Rất khả thi % Khả thi % ít khả thi %

1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ 51 68,9 13 17, 6 10 13, 5 30 46,5 31 41,9 11 15,5 2 Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi miễn 48 64,8 22 29, 7 4 5,4 28 37,8 26 35,1 6 8,5

3 Tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

60 81 10 13, 5

4 5,4 37 50 24 32,4 10 14,1

4 Hoàn thiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý

40 54 30 40, 5

4 5,6 33 44,6 28 37,8 13 18,3

5 Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý 51 68,9 15 30, 2 8 10, 8 35 47,3 27 36,4 12 16,9

85

Thông qua quá trình điều tra, khảo sát và tổng hợp các ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên cho thấy: Các biện pháp đề xuất của đề tài đều có tính cấp thiết và tính khả thi trong việc góp phần phát triển đội ngũ cán bộ quản lý góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cũng như thực hiện được mục tiêu của trường.

Nếu các giải pháp này phải được áp dụng thực hiện đồng bộ trong nhà trường sẽ góp phần tích cực vào việc quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường, đó là yếu tố quan trọng góp phần quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường theo định hướng chiến lược đã đề ra.

86

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL ở chương 1 và thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL của Nhà trường hiện nay, bám sát vào định hướng phát triển nhà trường, căn cứ vào các nguyên tắc đề xuất giải pháp, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý (thuộc 4 nhóm giải pháp: Kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá) Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà nội từ nay đến năm 2020. Các giải pháp gồm có:

1. Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý;

2. Tổ chức tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi miễn cán bộ quản lý;

3. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý hiện có của nhà trường;

4. Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý;

5. Kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý;

Để đội ngũ CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, làm việc có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ 5 biện pháp đã được trình bày tại chương 3, các biện pháp đã được khảo nghiệm thông qua ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi.

87

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy được luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Tác giả luận văn xin rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:

Việc phát triển đội ngũ CBQL trường dạy nghề có vai trò, ý nghĩa to lớn, quyết định tới chất lượng dạy nghề của cơ sở đào tạo.

Từ thực tiễn công tác quản lý của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội cho thấy thực trạng đội ngũ CBQL những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản công tác quản lý trong các cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn 2011-2020 thì vấn đề quản lý nhà trường nói chung, quản lý trường tiểu học nói riêng còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh, thay đổi, phát triển về năng lực quản lý, phẩm chất đạo đức, trình độ, kiến thức xã hội...

Để khắc phục những tồn tại đã nêu trong luận văn, cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của trường để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất 5 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội. Các biện pháp đưa ra bước đầu lấy ý kiến đánh giá của những người liên quan, với đa số ý kiến cho rằng cấp thiết và khả thi trong điền kiện cụ thể của Nhà trường. Mỗi biện pháp đã nêu trong luận văn có một vị trí, chức năng khác nhau, song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Để các biện pháp đó được thực thi và có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân các đồng chí CBQL của trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

88

- Bộ cần xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề.

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dạy nghề hiện nay.

- Tổ chức, đánh giá hoạt động của trường thông qua việc kiểm định chất lượng các cơ sở dạy nghề.

- Đầu tư, hỗ trợ ngân sách cho nhà trường phát triển đồng bộ về cơ sở vật chất, thiết bị cũng như phát triển nguồn nhân lực (đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên) thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường thành một trong số những trường dạy nghề chất lượng cao trên cả nước.

2.2. Đối với Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà nội

- Đảng ủy và ban giám hiệu cần xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trường trong giai đoạn tiếp theo. Có quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cụ thể hàng năm và đến năm 2020 theo sát chiến lược phát triển của Nhà trường.

- Nghiên cứu vận dụng để có những quy định hỗ trợ kinh phí hợp lý thêm ngoài chính sách chế độ chung cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Chủ động tìm kiếm các nguồn đầu tư từ các dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề.

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý về mọi mặt, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý. Tạo điều kiện và môi trường giúp đội ngũ cán bộ trẻ có cơ hội được cọ sát, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý.

89

2.3. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý

- Cán bộ quản lý cần nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong hoạt động quản lý của đơn vị.

- Tích cực, chủ động tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm quản lý và năng lực chuyên môn của bản thân.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ quản lý gương mẫu, nhiệt tình…

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, NXB giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1998), Quản lý giáo dục tiếp cận một số vấn đề lý luận từ lời khuyên và góc nhìn thực tiễn, NXB giáo dục, Hà Nội.

4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW.

5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2001), Điều lệ trường Dạy nghề, NXB giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Tập bài giảng cho cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội, 1994/2004.

7. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB sự thật, Hà Nội

12. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội.

13. Phạm Minh Hạc (1984), Tâm lý học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội. 14. Mai Hữu Khê (2003), Lý luận quản lý nhà nước, NXB Giáo dục, Hà Nội.

91

15. Kôn Đa Cốp (1994), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận, huyện, Trường CBQLTW1, Hà Nội.

16. Kôn Đa Cốp (1984), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận, huyện, Trường CBQLTW Hà Nội.

17. Đặng Bá Lãm (1998), Các quan điểm phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Hồ Chí Minh (1974), Về vấn đề cán bộ, NXB Sự thật, Hà Nội.

19. Nguyễn Gia Quý (1996), Bản chất của hoạt động quản lý, quản lý giáo dục, thành tựu và xu hướng, NXB giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Quang(1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Trung ương 1, Hà Nội. 21. Vương Lạc Phu, Tưởng Nguyệt Thần, Khoa học lãnh đạo hiện đại, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề, NXB Tư pháp.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2009), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Lê Doãn Tá (2005), Giáo trình giảng dạy Chủ nghĩa duy vật biện chứng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Đỗ Hoàng Toàn (1996), Lý thuyết quản lý, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

26. Từ điển tiếng việt (1994), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Trung ương 1, Tài liệu bồi dưỡng CBQL Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

28. Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

29. Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam 2011- 2020.

30. Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011- 2020

92

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Để có thông tin khách quan, toàn diện về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý phục vụ cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL đến năm 2020, đề nghị Anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin và ý kiến của mình (điền vào chỗ trống hoặc đánh dấu ( x ) vào các ô trống theo yêu cầu của các câu hỏi sau)

Các thông tin thu được qua phiếu này chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu và sẽ không công bố công khai trong bất kỳ trường hợp nào.

1. Thông tin về bản thân:

- Họ và tên:……… khoa, bộ môn: ……….. - Chức vụ:………. - Văn bằng đào tạo: Cao đẳng  Đại học 

Thạc sĩ  Tiến sĩ  Văn bằng khác  - Hình thức đào tạo: Chính quy, tập trung 

Chuyên tu, tại chức  Hình thức khác 

2. Phẩm chất, năng lực đội ngũ CBQL

+ Phẩm chất đội ngũ CBQL

Tốt  Khá  Trung Bình  Kém 

+ Năng lực quản lý của đội ngũ CBQL

Tốt  Khá  Trung Bình  Kém 

3. Công tác quy hoạch

TT Tiêu chí Cho điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ

CBQL đến năm 2020

2 Xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL nhà trường

3 Xây dựng được tiêu chuẩn CBQL trong diện quy hoạch CBQL

93 4 Dự kiến được các nguồn lực thực hiện quy

hoạch

5 Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch.

4. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL

TT Tiêu chí Cho điểm 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm 1 Xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và

năng lực của đội ngũ CBQL

2 Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn theo đúng quy trình

3

Thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bãi miễn đã được Nhà nước, ngành quy định phù hợp với hoàn cảnh của đơn vị

4

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn thực sự động viên, khích lệ được đội ngũ

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)