Bộ máy quản lý: Chất lượng đào tạo của nhà trường thể hiện thông qua bộ máy quản lý của nhà trường. Bộ máy quản lý không hợp lý(cồng kềnh, lạc hậu, máy móc…) gây cản trở cho quá trình quản lý của nhà trường, sinh ra phiền hà và tiêu cực. Yêu cầu đặt ra là nhà trường phải xây dựng được bộ máy quản lý gọn nhẹ, phân công, phân nhiệm rõ ràng, tránh tình trạng chồng chéo, ỷ lại, vô trách nhiệm. Bộ máy quản lý đòi hỏi phải gọn nhẹ, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả, nếu không sẽ sinh phiền hà, tiêu cực. Nhưng gọn nhẹ, phân cấp không hợp lý sẽ trở lên thiếu bao quát, xa rời thực tiễn. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường không nhiều nhưng có
31
vai trò rất quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Những người làm công tác quản lý giáo dục đào tạo không những phải có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng mà còn phải có tài năng quản lý. Đó là năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện, năng lực bao quát, dự báo, am hiểu tâm lý người lao động.
Trình độ, nhận thức của đội ngũ CBQL: Phần lớn nhận thức của đội ngũ CBQL đều rất tốt. Họ là những người dễ tiếp thu những cái mới, hiểu được vai trò sứ mệnh của mình trong nhà trường nên luôn cố gắng mẫu mực trong công tác và sinh hoạt. Đây là yếu tố thuận lợi có công tác phát triển đội ngũ CBQL. Tuy nhiên, một số CBQL chưa tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa thực sự tích cực phấn đấu vươn lên.
Môi trường và điều kiện cơ sở vật chất: Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý. Nó tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên. Bầu không khí làm việc trong trường chân tình, thân ái, tất cả vì học sinh- sinh viên, mình mọi người, mọi người vì mình, nội bộ đoàn kết sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, tạo động lực cho đội ngũ CBQL yên tâm công tác và cống hiến.
1.5. Kinh nghiê ̣m mô ̣t số nƣớc về phát triển đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý trƣờng dạy nghề
Từ thuở bình minh của nhân loại, quản lý là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn tự sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt hiệu quả tốt hơn, năng suất cao hơn. Trong công việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp điều hành, kiểm tra, chỉnh lý...phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động giúp người thủ trưởng, người đứng đầu phối hợp nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt mục tiêu đề ra.
32
Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng là vấn đề luôn được sự thu hút, quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học và các nhà quản lý.
Vấn đề QLGD, phát triển đội ngũ CBQL giáo dục là vấn đề có ý nghĩa trong việc "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài", đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường.
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục của các tác giả như: "Những vấn đề về quản lý trường học" (P.V Zimin, M.I Kônđakốp), "Quản lý vấn đề quốc dân trên địa bàn huyện", (M.I Kônđakốp). Nhà giáo dục học Xô-viết V.A Xukhomlinxki khi tổng kết những kinh nghiệm quản lý chuyên môn trong vai trò là Hiệu trưởng nhà trường cho rằng " Kết quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn các hoạt động dạy học". Cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấn mạnh đến sự phân công, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất quản lý giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đề ra.
Ở Việt Nam, từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước cho đến nay đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục có giá trị đó là: "Giáo trình khoa học quản lý" của tác giả Phạm Trọng Mạnh (NXB ĐHQG Hà Nội năm 2011); "Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (NXB thống kê Hà Nội 1999); " Tâm lý xã hội trong quản lý" của Ngô Công Hoàn (NXB ĐHQG Hà Nội năm 2002); "Tập bài giảng lý luận đại cương về quản lý" của tác giả Nguyễn Quốc Chí và tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Hà Nội 1998)...Bên cạnh đó còn một số bài viết đề cập đến quản lý giáo dục như: " Vấn đề kinh tế thị trường, quản lý nhà nước và quyền tự chủ các trường học" của tác giả Trần Thị Bích Liễu - Viện KHGD đăng trên tạp chí giáo dục số 43 tháng 11 năm 2002.
33
Từ trước đến nay có nhiều đề tài nghiên cứu về việc phát triển đội ngũ CBQL các cơ sở dạy nghề trên địa bàn các tỉnh. Tuy nhiên, đề tài cụ thể về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của một trường cụ thể thì còn rất ít, mà đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý của các trường cao đẳng nghề.
Việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường trong hiện tại và tương lai.
34
Tiểu kết chƣơng 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường cao đẳng nghề, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của các trường cao đẳng nghề đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn trường cao đẳng nghề. Chức năng, nhiệm vụ của người CBQL nhà trường, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người CBQL nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Bằng những lập luận lôgic có hệ thống chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường cao đẳng nghề nói chung giai đoạn 2011-2020.
Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội trong giai đoạn 2011- 2020 ở chương 2.
35
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Việt Nam bước vào thế kỷ 21 trong xu thế phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ở tất cả các lĩnh vực đã thôi thúc các đơn vị đào tạo không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Trong bối cảnh đó trường CĐN Cơ điện Hà Nội đã được xã hội biết đến như là một trường đào tạo nghề năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển trở thành một trong những đơn vị đào tạo có chất lượng hàng đầu trong các trường cao đẳng nghề trên cả nước.
Được thành lập từ tháng 10 năm 1972, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, tiền thân là Trường Công nhân cơ điện. Trải qua quá trình 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội nay đã trở thành trường cao đẳng nghề đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và đa cấp trình độ với 16 đơn vị phòng, khoa, bộ môn chức năng trực thuộc ban giám hiệu. Trong đó có 6 khoa đào tạo chuyên môn: khoa cơ khí, khoa động lực, khoa điện, khoa kinh tế, khoa công nghệ thông tin và khoa sư phạm dạy nghề.
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội là đơn vị trực thuộc Bộ NN và Phát triển nông thôn, được thành lập năm 1972 trực thuộc Bộ thủy lợi. Tháng 4 năm 2001, Bộ trưởng Bộ NN và PTNN quyết định sát nhập Trường Công nhân cơ điện bộ Thủy lợi với Trường Công nhân kỹ thuật bộ Lâm nghiệp, và được đổi tên thành Trường Công nhân cơ điện nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đến tháng 4 năm 2004, trường được bộ trưởng nâng cấp thành Trường Trung học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đến tháng 6 năm 2006, sau khi luật dạy nghề được Quốc hội thông qua, trường được bộ trưởng quyết định nâng cấp trở thành Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội.
36
Đến nay, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đã gần 300 cán bộ công nhân viên chức với hơn 200 là giảng viên, với hơn 70% giảng viên tốt nghiệp cao học. Quy mô đào tạo của Trường CĐN Cơ điện Hà Nội hiện nay từ 5000 đến 7000 học sinh sinh viên, với 14 ngành nghề đào tạo từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề đến cao đẳng nghề.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra yêu cầu bức thiết đối với việc nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Trong những năm qua, với sứ mệnh cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, với mục tiêu xây dựng trường theo hướng nghiên cứu để trở thành một cơ sở đào tạo gắn liền với nghiên cứu có chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia, từng bước đạt chuẩn khu vực. Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội đã thực hiện đổi mới toàn diện, 3 cơ sở của trường được đầu tư hiện đại, đầy đủ trang thiết bị dạy học tiên tiến với tổng diện tích hơn 80.000 m2. Cơ sở 1 tại 160 Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội, cơ sở 2 tại 111 Phan Trọng Tuệ - Văn Điển – Hà Nội. Cơ sở 3 tại Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Hiện nay, Trường CĐN Cơ điện Hà Nội đang thực hiện đầu tư nhiều dự án tổng thể cho chiến lược phát triển theo hướng đồng bộ và hiện đại.
Để xây dựng và đào tạo có chất lượng, Trường CĐN Cơ điện Hà Nội đã xây dựng chiến lược phát triển trường từ năm 2008 đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đã được Bộ trưởng Bộ NN và PTNN phê duyệt. Đây là con đường pháp lý và đúng đắn để Trường CĐN Cơ điện Hà Nội phát triển trong tương lai để có lớp nhân lực nghề có chất lượng. Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội đã và đang tập trung những nội dung công việc như phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; phát triển đội ngũ giảng viên, đội ngũ quản lý; cải tiến phương pháp đào tạo theo xu hướng lấy học viên làm trung tâm.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
37
chức năng, 8 khoa chuyên môn và 1 trung tâm. Tất cả các đơn vị đều có đủ cán bộ quản lý với 41 cán bộ cấp trưởng, phó phòng, khoa, trung tâm; đáp ứng được mục tiêu, chức năng nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của Nhà trường.
Bộ máy quản lý hoạt động thống nhất có hiệu quả từ Ban giám hiệu đến các đơn vị công tác góp phần quan trọng vào sự phát triển nhà trường.
Nhà trường đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá, chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, viên chức, cải tiến công tác quản lý học sinh, sinh viên theo hướng công khai, dân chủ, thuận lợi và hiệu quả. Cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ sau:
38
39
Tổng số cán bộ, giáo viên cơ hữu: 210 người
Tuổi trung bình của cán bộ giảng dạy: ( Biên chế và hợp đồng): 35 Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị và chức danh ( Biên chế và hợp đồng)
- Tiến sỹ khoa học/Tiến sỹ: 5 (đang nghiên cứu sinh) - Thạc sĩ: 160
- Cử nhân : 32 - Trình độ khác: 15
- Tỷ lệ học sinh – sinh viên chính qui trên một giáo viên cơ hữu: + Tỷ lệ học sinh chính qui/giảng viên: 24/1
+ Tỷ lệ học sinh chính qui và tại chức/giảng viên: 35/1
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội có nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Đào tạo nhân lực ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
3. Tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ; Đào ta ̣o nguồn nhân lực phục v ụ xây dựng nông thôn mới ; Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật cho học sinh phổ thông.
4. Tổ chức nghiên cứu khoa học; Ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
5. Liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc đào tạo nhân lực cho địa phương và cho vùng.
40
6. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình đào tạo, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.
7. Tổ chức tuyển sinh, dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
8. Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng đào tạo và chịu sự quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng đào tạo.
9. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, đất đai và các nguồn lực khác của Trường theo qui định của pháp luật và phân cấp thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
10. Công khai cam kết của trường về chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo thực tế của trường và các điều kiện đảm bảo chất lượng, về thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và thu, chi tài chính hàng năm.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao theo quy định của pháp luật.
2.1.4. Quy mô, ngành nghề đào tạo
Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội đã thực hiện đổi mới toàn diện, 3 cơ sở của trường được đầu tư hiện đại, đầy đủ trang thiết bị dạy học tiên tiến với tổng diện tích hơn 80.000 m2. Cơ sở 1 tại 160 Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội, cơ sở 2 tại 111 Phan Trọng Tuệ - Văn Điển – Hà Nội. Cơ sở 3 tại Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Hiện nay, Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội đang thực hiện đầu tư nhiều dự án tổng thể cho chiến lược phát triển theo hướng đồng bộ và hiện đại.
Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội đã gần 300 cán bộ công nhân viên chức với hơn 200 là giảng viên, với hơn 70% giảng viên tốt nghiệp cao học. Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội hiện nay từ 5000 đến 7000 học sinh sinh viên, với 14 ngành nghề đào tạo từ sơ cấp nghề,