Định hướng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 113)

thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam

3.1.2.1. Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam đến năm 2015

Theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, tầm nhìn phát triển đến năm 2015, Maritime Bank sẽ trở thành một trong những ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam, đứng vào tốp 5 ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, thực hiện sứ mệnh:

- Cung cấp cho Khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dựa trên nhu cầu của Khách hàng;

- Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội phát triển sự nghiệp cho cán bộ nhân viên;

- Đem lại lợi ích bền vững cho cổ đông thông qua việc tập trung triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên các chuẩn mực quốc tế;

106

Để thực hiện mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, bắt đầu từ cuối năm 2009, đầu năm 2010, Hội đồng quản trị và Ban Điều hành Maritime Bank đã quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… Đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

3.1.2.2. Định hướng quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Nhận biết rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối luôn tiềm ẩn và có thể gây tổn thất lớn, Hội đồng quản trị, Ủy ban ALCO, Ban Điều hành và Khối quản lý rủi ro Maritime Bank đã định hướng không ngừng phát triển và nâng cao năng lực quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối song song với việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng.

Nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Maritime Bank đã định hướng:

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế và khẩu vị rủi ro của Maritime Bank. Trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, Maritime Bank đang định hướng kinh doanh tăng doanh số ngoại tệ giao dịch mua bán với khách hàng, giảm trạng thái kinh doanh ngoại tệ tự doanh, quản lý trạng thái ngoại tệ tập trung tại Hội sở chính (tại Khối Nguồn vốn), các chi nhánh và đơn vị kinh doanh không được phép giữ trạng thái qua đêm để giảm thiểu rủi ro, giao trách nhiệm kinh doanh ngoại tệ chính cho bộ phận kinh doanh chuyên trách có chuyên môn và kinh nghiệm.

- Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bộ phận quản lý rủi ro độc lập với bộ phận kinh doanh như:

107

Ban Kiểm soát và Ủy ban Kiểm tra trực thuộc Hội đồng quản trị, Khối Quản lý rủi ro trực thuộc Tổng Giám đốc.

- Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới. Maritime Bank đã thành lập Phòng Phân tích mô hình và công cụ đo lường thuộc Khối Quản lý rủi ro. Phòng này có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất ứng dụng các mô hình, công cụ đo lường quản lý rủi ro an toàn, hiệu quả để có thể áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của Maritime Bank. Bên cạnh đó, Maritime Bank còn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Maritime Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đã đầu tư ký hợp đồng mua phần mềm quản trị rủi ro Kondor Plus của Hãng Thomson Reuters. Đây là phần mềm quản trị rủi ro tiên tiến và hiện đại trên thế giới, được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới sử dụng để theo dõi và quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)