THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 68)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.2.1.Phân tích quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

2.2.1.1. Hoạch định chiến lược

Tại Maritime Bank, Hội đồng quản trị xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, xác định khẩu vị rủi ro, ban hành cơ chế quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ, phê duyệt chính sách, mục tiêu, mức chấp nhận rủi ro đối với Maritime Bank trong từng thời kỳ. Ban Điều hành Maritime Bank có trách nhiệm thực hiện và phát triển các chiến lược và chính sách đã được thông qua.

2.2.1.2. Tổ chức thực hiện

- Hội đồng quản trị Maritime Bank chịu trách nhiệm đưa ra mô hình quản lý, Hội đồng quản trị có quyền hạn và trách nhiệm tối cao trong việc quản lý tất cả các hoạt động của Maritime Bank liên quan đến kinh doanh ngoại tệ. Hội đồng quản trị thông qua và giao cho Ủy ban quản lý tài sản nợ - có (ALCO) thực hiện nhiệm vụ giám sát và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Hội đồng quản trị xem xét và phê duyệt những đề xuất của Ủy ban ALCO về những kế hoạch chiến lược của Maritime Bank, kế hoạch quản lý Bảng cân đối tài sản và/hoặc kế hoạch quản lý chung liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ.

- Ủy ban ALCO chịu trách nhiệm giám sát và quản lý rủi ro tỷ giá theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị và có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động quản

61

lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ cho Hội đồng quản trị. Ủy ban ALCO cũng đồng thời đưa ra chính sách và quy định trong việc đo lường, quản lý và báo cáo rủi ro tỷ giá. Ủy ban ALCO đảm bảo quy trình quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ và các quy trình khác liên quan tuân thủ các quy chế, chính sách của Maritime Bank. Ủy ban ALCO xem xét, quyết định lựa chọn các dự báo về rủi ro tỷ giá trên cơ sở đề xuất, báo cáo của Tổng Giám Đốc. Ủy ban ALCO xét duyệt và phê chuẩn các hạn mức trạng thái mở ngoại tệ, hạn mức giao dịch và hạn mức rủi ro tỷ giá của các chuyên viên giao dịch thuộc Phòng Kinh doanh ngoại tệ Hội sở chính và của các phòng giao dịch/chi nhánh của Maritime Bank.

Theo quyết định của ALCO và Quy định QĐ.KD.001 về bán chéo sản phẩm thị trường tài chính ngày 22/5/2012 của Tổng Giám đốc Maritime Bank, các phòng giao dịch/chi nhánh Maritime Bank không được phép giữ trạng thái ngoại tệ qua đêm, ngay sau khi phát sinh giao dịch ngoại tệ với khách hàng, cán bộ phòng giao dịch/chi nhánh phải giao dịch đối ứng ngay với Phòng Kinh doanh ngoại tệ thuộc Khối Thị trường tài chính để tất toán trạng thái.

Theo Thông báo số 02/2012/TB-ALCO của Chủ tịch Uỷ ban ALCO về hạn mức quản lý rủi ro thị trường thì hạn mức giao dịch ngoại tệ của chuyên viên Phòng Kinh doanh ngoại tệ - Khối nguồn vốn là 2 triệu USD quy đổi tương đương, hạn mức trạng thái mở qua đêm là 1 triệu USD, hạn mức lỗ lũy kế 10.000 USD/tháng; đối với chuyên viên chính, các hạn mức lần lượt là 3 triệu USD, 2 triệu USD và 20.000 USD; đối với chức danh chuyên viên cao cấp, các hạn mức lần lượt là 6 triệu USD, 4 triệu USD và 30.000 USD; đối với chức danh Trưởng phòng Kinh doanh ngoại tệ, các hạn mức lần lượt là 10 triệu USD, 6 triệu USD và 40.000 USD.

Ngoài ra, Ủy ban ALCO có trách nhiệm đề xuất các kế hoạch chiến lược và kế hoạch quản lý Bảng cân đối tài sản của Maritime Bank.

62

Khối nghiệp vụ, đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các quy chế và quy định của Hội đồng quản trị và Ủy ban ALCO về rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Tổng Giám đốc có trách nhiệm báo cáo tình hình tuân thủ và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện việc quản trị rủi ro cho Ủy ban ALCO và Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ bổ sung lên Ủy ban ALCO phê duyệt khi có những biến động lớn về thị trường ảnh hưởng đến tỷ giá. Tổng Giám đốc thiết lập quy trình và thành lập các bộ phận chuyên môn hỗ trợ để phát hiện, đo lường, đánh giá, giám sát và báo cáo rủi ro quản trị kinh doanh ngoại tệ.

- Tại Maritime Bank, Khối Quản lý rủi ro là đơn vị nghiệp vụ, tham mưu trong việc đề ra các biện pháp quản lý rủi ro, cũng như giám sát việc thực hiện các biện pháp này. Khối Quản lý rủi ro hướng dẫn triển khai những chính sách, quy định của nhà nước và của Maritime Bank về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ. Khối Quản lý rủi ro là đầu mối xây dựng các chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ.

Khối Quản lý rủi ro thông báo kịp thời với các khối nghiệp vụ, đơn vị kinh doanh các hạn mức rủi ro tỷ giá đã được phê duyệt. Khối Quản lý rủi ro quản lý các mức rủi ro trên cơ sở các hạn mức quản lý rủi ro tỷ giá được phê duyệt, đánh giá mức độ tuân thủ các hạn mức rủi ro tỷ giá có thể xảy ra, trong trường hợp khẩn cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các biện pháp đảm bảo an toàn.

Cơ cấu tổ chức và chức năng của một số Phòng ban thuộc Khối Quản lý rủi ro Maritime Bank liên quan đến việc quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ bao gồm:

+ Phòng Phân tích mô hình và Công cụ quản lý rủi ro: có trách nhiệm xây dựng mô hình đo lường, công cụ phòng ngừa rủi ro, đảm bảo việc định lượng và đánh giá rủi ro tỷ giá một cách độc lập.

63

+ Phòng Giám sát rủi ro thị trường và thanh khoản: đề xuất cấp thẩm quyền phê duyệt, thay đổi các hạn mức quản lý rủi ro tỷ giá phù hợp với khẩu vị rủi ro mà Maritime Bank có thể chấp nhận được trong từng thời kỳ, phản ánh tình trạng và diễn biến thị trường, thực hiện cảnh báo các đơn vị kinh doanh và các chuyên viên giao dịch khi có sự vi phạm về các hạn mức quản lý rủi ro tỷ giá.

+ Phòng Quản lý rủi ro đối tác: thực hiện cảnh báo đơn vị kinh doanh vi phạm các hạn mức thanh toán, hạn mức tín dụng đã được Hội đồng tín dụng phê duyệt áp dụng cho các đối tác ngân hàng, định chế tài chính. Đồng thời khi giao dịch viên giao dịch vượt quá hạn mức tín dụng, hạn mức thanh toán, Phòng Quản lý rủi ro đối tác có trách nhiệm thông báo và yêu cầu Phòng Tác nghiệp Định chế tài chính (Back Office) ngừng không chuyển tiền cho giao dịch vi phạm hạn mức đối tác, chờ đơn vị kinh doanh xử lý và trình Hội đồng tín dụng phê duyệt giao dịch. Phòng Quản lý rủi ro đối tác định kỳ phối hợp với Phòng Định chế tài chính và Phòng Kinh doanh ngoại tệ đề xuất Hội đồng tín dụng phê duyệt hạn mức tín dụng và hạn mức thanh toán cho các đối tác định chế tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước.

+ Phòng Quản lý rủi ro hoạt động: xác định và đánh giá rủi ro hoạt động trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Phòng Quản lý rủi ro hoạt động xây dựng quy trình thực hiện giám sát thường xuyên mức độ ảnh hưởng và tổn thất do rủi ro hoạt động gây ra. và báo cáo thường xuyên cho Ban Điều hành và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý rủi ro hoạt động. Phòng Quản lý rủi ro hoạt độngn đề xuất các chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro. Định kỳ Phòng Quản lý rủi ro hoạt động thực hiện xem xét lại các ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và đề xuất điều chỉnh hồ sơ rủi ro hoạt động cho phù hợp bằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi ro tổng

64 thể và rủi ro đặc trưng.

- Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra thuộc Hội đồng Quản trị và Phòng Kiểm toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát cũng được phân công nhiệm vụ định kỳ kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Phòng Kinh doanh ngoại tệ - Hội sở chính và hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các chi nhánh/phòng giao dịch Maritime Bank.

2.2.1.3. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Maritime Bank đưa ra chiến lược quản trị rủi ro, những quy định và chính sách quản trị rủi ro tác nghiệp nhằm thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về rủi ro tác nghiệp. Maritime Bank đã thành lập Ủy ban Kiểm tra thuộc Hội đồng Quản trị và Phòng Kiểm toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra giám sát toàn diện các hoạt động của Maritime Bank, trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận và sai sót, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ đảm bảo hoạt động kinh doanh của Maritime Bank tuân thủ pháp luật, an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 68)