Tổng quan chung

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 55)

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank, viết tắt là Maritime Bank hoặc là MSB.

 Giai đoạn thứ nhất (từ ngày 12/07/1991 đến ngày 07/07/2003)

Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển ngành Hàng hải rất lớn. Nguồn vốn đầu tư cho ngành Hàng hải của Nhà nước không đáng kể, tài sản của Đội tàu biển Việt Nam chủ yếu hình thành từ hình thức thuê mua, vay mua mà có. Ý tưởng xin thành lập ngân hàng để tạo vốn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho hoạt động của ngành Hàng hải nói riêng và các ngành kinh tế của đất nước đã hình thành.

Với sự ủng hộ nhiệt thành của các doanh nghiệp thuộc ngành Hàng hải và sự tin tưởng của các cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực với số vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng và thời gian hoạt động

48

25 năm. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam …

Đây là giai đoạn triển khai mô hình mới nên hệ thống văn bản pháp lý về cơ chế hoạt động kinh doanh còn chưa đầy đủ, thiếu nhất quán, cơ sở vật chất kỹ thuật kém, đội ngũ cán bộ còn thiếu trình độ chuyên môn, hoạt động kinh doanh thuần túy là tín dụng bằng tiền đồng Việt Nam và còn nhiều bất cập.

Năm 1997, Maritime Bank vay được 28 triệu USD qua Bank of America. Năm 2001, Maritime Bank được Ngân hàng Thế giới (World Bank) lựa chọn là một trong sáu Ngân hàng thương mại của Việt Nam tham gia dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán.

 Giai đoạn thứ 2 (từ tháng 7/2003 đến nay)

Đến tháng 7/2003, theo Quyết định số 719/QĐ-NHNN ngày 7/7/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời hạn hoạt động của Maritime Bank được phép tăng lên 99 năm.

Được sự chấp thuận của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hải Phòng tại văn bản số 673/NHNN-HAP7 ngày 27/12/2004, vốn điều lệ của Maritime Bank tăng từ 160,2 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Theo đó, Maritime Bank được tổ chức theo mô hình một Tổng công ty nhà nước.

Năm 2005, Maritime Bank chuyển trụ sở chính lên Hà Nội và cơ cấu lại tổ chức vào năm 2006.

Ngay trong những ngày đầu thành lập, Maritime Bank đã xây dựng chiến lược phát triển hoạt động của mình phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường chung, trong đó có chiến lược tạo dựng thương hiệu Ngân hàng.

49

bậc trên mọi mặt. Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Maritime Bank đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005. Maritime Bank đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trong nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế thế giới. Maritime Bank đã không ngừng phấn đấu vươn lên, hỗ trợ tích cực vào sự phát triển của ngành Hàng hải nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung; có những bước tiến nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh – dịch vụ ngân hàng, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại. Từ xuất phát điểm là một ngân hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu về vốn cho ngành Hàng hải, Maritime Bank đã góp phần đắc lực trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng của người dân.

Mạng lưới hoạt động của Maritime Bank được trải khắp trên toàn quốc với Hội sở chính, Sở Giao dịch tại Hà Nội, các chi nhánh tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang – những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước. Ngoài ra, Maritime Bank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nhiều nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế. Với lý do đó, Maritime Bank là ngân hàng thương mại cổ phần có thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại (thư tín dụng – LC, nhờ thu, bảo lãnh) và thanh toán quốc tế, xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

50

Sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập, Maritime Bank đã và đang trở thành ngân hàng thương mại cổ phần phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế. Trong xu thế nâng cao vị thế trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và hội nhập môi trường ngân hàng toàn cầu, hiện tại Maritime Bank đã là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Đông Nam Á, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, Master Card, đại lý chuyển tiền thanh toán toàn cầu Western Union. Bên cạnh đó, với việc triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ, Maritime Bank đang không ngừng đẩy nhanh việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng theo chiến lược khách hàng là trung tâm. Với hệ thống tin học quản lý tập trung – sử dụng mạng diện rộng (WAN) trên toàn hệ thống và việc thực thi chính sách giao dịch một cửa (uni-teller), nhu cầu của khách hàng sẽ được phục vụ nhanh chóng và an toàn theo chuẩn của một ngân hàng tiên tiến hiện nay. Vừa qua, Maritime Bank tiếp tục vượt qua các đối thủ khác để trở thành ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất của Việt Nam được Ngân hàng thế giới tài trợ cho giai đoạn 2 của Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Kết thúc giai đoạn này, Maritime Bank sẽ xây dựng hoàn thiện hệ thống Ngân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.

51

ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng …, hiện nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

Với khẩu hiệu “Tạo lập giá trị bền vững”, Maritime Bank cam kết hành động:

- Với khách hàng: cung cấp dịch vụ với sự linh hoạt và chất lượng cao; đáp ứng nhu cầu đa dạng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng; đảm bảo tuyệt đối an toàn và bảo mật.

- Với nhân viên: thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau; phát triển văn hóa hiệu quả tương xứng với quyền lợi; tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thành viên Maritime Bank.

- Với cổ đông: đem lại giá trị ngày càng cao cho cổ đông; đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng; đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

2.1.1.2. Các nghiệp vụ kinh doanh chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Như đã trình bày ở mục 1.1.1.2. ở trên và cũng tương tự như các Ngân hàng thương mại cổ phần khác ở Việt Nam, các nghiệp vụ kinh doanh chính của Maritime Bank bao gồm:

a) Nghiệp vụ huy động vốn

* Nguồn vốn của Maritime Bank bao gồm: - Vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần)

- Vốn đi vay - Vốn huy động - Vốn tiếp nhận - Vốn khác

52 * Các hình thức huy động vốn:

- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (Tài khoản vãng lai – Current account) - Tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn ( Fixed deposit account)

- Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn ( Certificate of deposits – CDs)

- Tiền gửi của ngân hàng khác vào Maritime Bank (Deposits due to banks)

* Nguyên tắc quản lý tiền gửi của khách hàng của Maritime Bank: - Đảm bảo thanh toán nhanh chóng theo lệnh của khách hàng. - Đảm bảo bí mật.

- Thông báo kịp thời cho khách hàng về các thông tin liên quan.

Để tăng doanh số huy động, Maritime Bank luôn áp dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý, cạnh tranh trên thị trường và tuân theo quy định về trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (lãi suất không quá 2%/năm đối với huy động USD và không quá 9%/năm đối với huy động VNĐ kỳ hạn dưới 1 năm). Bên cạnh đó, Maritime Bank mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch rộng khắp toàn quốc, mở rộng các dịch vụ phục vụ khách hàng, tăng cường cơ sở vật chất, đơn giản hóa các thủ tục huy động và đào tạo cán bộ nhân viên nắm vững quy trình nghiệp vụ, có thái độ phục vụ ân cần chu đáo để thu hút khách hàng.

b) Các dịch vụ trung gian của Maritime Bank - Dịch vụ tiền mặt

- Dịch vụ thanh toán chuyển khoản bằng ủy nhiệm chi, séc, thẻ - Dịch vụ khấu trừ tự động, ủy nhiệm chi định kỳ (Standing order) - Dịch vụ chuyển tiền bằng chứng minh thư, T/T

- Dịch vụ kiều hối

- Dịch vụ ngân hàng tại nhà – Home banking, mobile banking, internet banking, Dịch vụ ngân hàng điện tử - Ebanking

53 - Dịch vụ bảo hiểm

- Dịch vụ ngân hàng trên thị trường chứng khoán - Dịch vụ mua bán ngoại tệ

- Dịch vụ thanh toán quốc tế c) Nghiệp vụ tín dụng

Tín dụng là một hoạt động sử dụng vốn đã huy động từ thị trường cho khách hàng vay và có thu lãi để bù đắp phần chi phí huy động, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý và các chi phí khác. Maritime Bank sẽ xét cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng …

Các loại tín dụng đang áp dụng tại Maritime Bank:

- Căn cứ vào thời hạn cho vay: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay xuất nhập khẩu, cho vay du lịch, học tập …

- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Căn cứ vào kỹ thuật nghiệp vụ cho vay – thu nợ: cho vay thông thường (advances loan), cho vay thấu chi (overdraft), chiết khấu giấy tờ có giá (discount), cho vay hợp vốn (syndicated), bảo lãnh (guarantee), cho thuê tài chính (financial lease), bao thanh toán (factoring) và tài trợ theo dự án (Project finance).

d) Hoạt động đầu tư

Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng mang lại nguồn thu cho ngân hàng thì hoạt động đầu tư của Maritime Bank trong những năm gần đây cũng mang lại lợi nhuận đáng kể.

54

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng và các sản phẩm phái sinh - Đầu tư chứng khoán

- Đầu tư trái phiếu - Đầu tư góp vốn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Trang 55)