PHỔ KẾ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN về các LOẠI PHỔ (Trang 32)

V.1 Phổ kế cộng hưởng từ hạt nhân sóng liên tục

− Bộ phận chính của phổ kế này là một nam châm điện hay nam châm siêu dẫn có từ trường B0 đồng nhất, một bộ phận phát từ trường vô tuyến để tạo tần số B1 và một cuộn từ cảm để nhận tín hiệu.

− Mẫu được đặt trong ống thủy tinh dài 20cm, đường kính 5mm và quay liên tục để từ trường tác động đồng nhất vào mọi chỗ của mẫu. Từ trường B1 được phát hiện liên tục nên được gọi là phổ kế cộng hưởng từ hạt nhân sóng liên tục. Phổ ký nhận được là đường cong của hàm số f(ν).

− Máy chỉ ghi mẫu ở dạng dung dịch. Dung môi thường dùng là những chất không chứa hạt nhân từ proton như CCl4, CDCl3... Thường dùng TMS làm chất chuẩn.

V.2 Phổ kế cộng hưởng từ hạt nhân biến đổi Fourier

− Phổ kế loại này có từ trường B1 tác động không liên tục lên hạt nhân nguyên tử được đặt trong từ trường B0.

− Tín hiệu cao tần được điều phức bằng các xung vuông và hẹp. Sau các xung π/2 và π nhận được tín hiệu cảm ứng tự do (FID). Phổ ký nhận được dưới dạng đường cong của hàm số f(t). Trên phổ đo được thời gian phục hồi ngang T2 và thời gian phục hồi dọc T1.

− Ưu điểm: có độ nhạy cao và tỷ số tín hiệu/nhiễu lớn, có thể thu được nhiều thông số từ phổ ký.

Hình 5.2 Sơ đồ máy phát tín hiệu cao tần

1- Tạo dãy xung theo các chương trình định sẵn 2- Điều phức biên độ cao tần theo xung vuông 3- Đầu đo tạo từ trường không liên tục

4- Thu tín hiệu tích lũy, ghi các điểm phổ của cảm ứng tự do 5- Biến đổi Fourier

6- Ghi phổ f(ν)

7- Máy tính điều hành chương trình xung, tích lũy số liệu, biến đổi Fourier, xử lý, ghi phổ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN về các LOẠI PHỔ (Trang 32)