Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34)

Khoá luận tốt nghiệp

2.2.2. Nguyên nhân khách quan

Những trở ngại trong giao tiếp đã có ảnh hởng đến tính "sẵn sàng giao tiếp" của trẻ. Nhiều khi, trẻ không sẵn sàng cho mối quan hệ giao tiếp là do những điều kiện khách quan thầy cô ít khi nghĩ đến. Vì vậy, việc tìm hiểu các nguyên nhân này là việc làm hết sức cần thiết. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, tìm hiểu qua một số phơng pháp nh: Phơng pháp quan sát, phơng pháp trò chuyện, phơng pháp điều tra… và tổng kết đợc một số nguyên nhân sau:

Khoá luận tốt nghiệp

Bảng 5. Nguyên nhân khách quan dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của học sinh

STT Mức độ ảnh hởng

Nguyên nhân Nhiều ít ảnh hởngKhông

SL % SL % SL %

1 ít có hoạt động giữa giáo viên và học

sinh 8 50 5 31,25 3 18,75 2 Thời gian ngoài giờ học quá ngắn 4 25 7 43,75 5 31,25

3 Giáo viên cha tạo cơ hội kết bạn cho

học sinh 5 31,25 8 50 3 18,75

4 Giáo viên ít động viên, khuyến khích các

em 7 43,75 6 37,5 3 18,75 5 Giáo viên kiểm tra, đánh giá công

việc của trẻ cha phù hợp 7 43,75 5 31,25 4 25

6 Giáo viên diễn đạt khó hiểu 7 43,75 6 37,5 3 18,75

7 Giáo viên đối xử với mọi học sinh cha

thực sự công bằng 11 68,75 3 18,75 2 12,5

8 Các bạn trong lớp không thích chơi cùng

trẻ 11 68,75 2 12,5 3 18,75

9 Gia đình quá nuông chiều trẻ 5 31,25 7 43,75 4 25

10 Gia đình quá nghiêm khắc đối với trẻ 7 43,75 6 37,5 3 18,75

11 Gia đình cha hiểu rõ nhu cầu giao tiếp

của trẻ 11 68,75 3 18,75 2 12,5

12 Gia đình thờ ơ, bỏ mặc trẻ 4 25 8 50 4 25

13 Môi trờng gia đình không thuận lợi

(bố mẹ thờng đánh, mắng con) 10 62,5 2 12,5 4 25

14 Nội dung học tập khô khan, trừu tợng 6 37,5 7 43,75 3 18,75

Nhìn vào bảng trên ta thấy, các nguyên nhân khách quan dẫn tới khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trờng Tiểu học Lu Quý An rất đa dạng, gồm 15 nguyên nhân:

+ Có cùng kết quả nh nhau là các nguyên nhân: "Giáo viên ít động viên, khuyên khích các em"; "Giáo viên diễn đạt khó hiểu"; "Gia đình quá nghiêm khắc đối với trẻ" với 07 giáo viên, chiếm 43,75% trả lời là các nguyên nhân

Khoá luận tốt nghiệp

là ít ảnh hởng và 03 giáo viên, chiếm 18,75% trả lời là các nguyên nhân trên không ảnh hởng đến hoạt động giao tiếp của trẻ. Qua thực tế dự giờ một số tiết học chúng tôi thấy giáo viên rất hạn chế trong việc khen ngợi, khích lệ học sinh khi các em trả lời đúng câu hỏi, làm đúng bài tập hay những gì học sinh muốn tỏ ra đã hơn các bạn của mình, những cố gắng của các em.

Do thời gian ở lớp chủ yếu dành cho việc học tập nên giáo viên ít có điều kiện để lắng nghe và khích lệ, động viên học sinh nói hết những mong muốn, băn khoăn của các em. Bên cạch đó, một số giáo viên thờng diễn đạt khó hiểu, sử dụng từ ngữ cha thật sát với nội dung bài học. Đây là một nguyên nhân lớn, giáo viên cần có biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao năng lực s phạm cho bản thân cũng nh hạn chế khó khăn trong giao tiếp của các em. Đối với nguyên nhân "gia đình quá nghiêm khắc đối với trẻ", qua tìm hiểu chúng tôi đợc biết, một số trẻ bị bố mẹ cấm đoán không cho chơi cùng các bạn cùng xóm, luôn bắt trẻ phải cố gắng học tập, gò bó trẻ trong không gian gia đình. Theo chúng tôi, đây là việc làm sai lầm mà các bậc phụ huynh cần khắc phục, tạo cơ hội để trẻ đợc giao tiếp nhiều hơn, giúp cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ đợc thuận lợi.

+ Các nguyên nhân: "Giáo viên đối xử với mọi học sinh cha thực sự công bằng" và "gia đình cha hiểu rõ nhu cầu giao tiếp của trẻ" cũng có cùng kết quả nh nhau. Có 11 giáo viên, chiếm 68,75% cho rằng các nguyên nhân này có ảnh hởng nhiều đến hoạt động giao tiếp của trẻ; 03 giáo viên, chiếm 18,75% cho rằng ít ảnh hởng và 02 giáo viên, chiếm 12,5% cho rằng không ảnh hởng đến hoạt động giao tiếp của trẻ. Qua các tiết dự giờ chúng tôi nhận thấy, trong các giờ học, giáo viên thờng xuyên gọi các em học sinh khá, giỏi, những học sinh xung phong phát biểu ý kiến còn các em học sinh trung bình và yếu ít đợc gọi hơn. Điều này dẫn đến lực học của các em không đồng đều. Nhiều học sinh nhút nhát không giơ tay phát biểu ý kiến nên lực học của các em ngày càng yếu đi, kĩ năng nói trớc lớp ngày càng bị hạn chế. Chúng tôi cũng có dịp tiếp xúc với một số bậc phụ huynh, qua tìm hiểu chúng tôi thấy bố mẹ các em đều mong muốn con mình sẽ học giỏi, không thua kém các bạn trong lớp nên thờng gây áp lực với trẻ về việc học tập, không tạo cho trẻ cơ hội giao l- u, vui chơi cùng các bạn khác, hạn chế tối đa giờ chơi của trẻ. Điều này làm cho trẻ cảm thấy chán việc học, luôn tìm cách chống đối lại yêu cầu của bố mẹ.

Khoá luận tốt nghiệp

+ Với nguyên nhân: "ít có hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh", có 08 giáo viên, chiếm 50% cho rằng có ảnh hởng nhiều; 05 giáo viên, chiếm 31,25% cho rằng ít ảnh hởng; còn lại 03 giáo viên, chiếm 18,75% cho rằng không ảnh hởng đến hoạt động giao tiếp của trẻ. Trong thời gian thực tập tại trờng Tiểu học Lu Quý An, chúng tôi thấy, phần lớn thời gian ở trên lớp của giáo viên là dành cho việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức. Ngoài các tiết học chính khóa với các môn học chính là Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí thì thời gian lên lớp còn lại của giáo viên là để ôn tập, nâng cao các môn Toán, Tiếng Việt. Còn các môn khác nh âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Đạo đức,… các em rất ít khi đợc học. Giáo viên cũng rất ít khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể,… Điều đó tạo cho khoảng cách giữa giáo viên và học sinh cứ xa dần, tính chất quan hệ cô - trò chỉ còn là quan hệ công việc. Vì vậy, làm cho học sinh vui mà học, chơi mà học là việc làm cần thiết. Giáo viên nên biến những cuộc đối thoại dạy học thành những buổi sinh hoạt trí tuệ vui vẻ, hào hứng. ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, chơi và học còn là hai nhu cầu xen kẽ nhau. Nhiều câu hỏi trên lớp, nếu biết biến thành những câu đố vui sẽ giúp các em học tập có kết quả.

+ Có 04 giáo viên, chiếm 25% cho rằng nguyên nhân: "Thời gian ngoài giờ học quá ngắn" có ảnh hởng nhiều đến hoạt động giao tiếp của các em. Trong khi đó, 04 giáo viên, chiếm 43,75% cho rằng nguyên nhân này ít ảnh h- ởng và 05 giáo viên, chiếm 31,25% cho rằng không ảnh hởng đến hoạt động giao tiếp của các em. Thực tế, phần lớn thời gian của trẻ ở trờng là để dành cho các hoạt động học tập. Đến khi trở về nhà, trẻ cũng chỉ có ít thời gian để vui chơi, còn lại vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động tự học của bản thân. Có những gia đình, các bậc cha mẹ rất khắt khe với con cái trong việc học tập, nên thờng hạn chế quỹ thời gian tự do của trẻ, bắt trẻ phải tự giác trong học tập để có kết quả tốt nhất. Chính vì thế, trẻ bị hạn chế trong hoạt động vui chơi, giao lu kết bạn, làm cho bản thân các em xuất hiện tâm lí "thèm giao tiếp".

+ Với nguyên nhân: "Giáo viên cha tạo cơ hội kết bạn cho học sinh", có 05 giáo viên, chiếm 31,25% cho rằng nguyên nhân này ảnh hởng nhiều đến hoạt động giao tiếp của các em; có 08 giáo viên, chiếm 50% thì cho rằng nguyên nhân này ít ảnh hởng; còn lại 03 giáo viên, chiếm 18,75% cho rằng

Khoá luận tốt nghiệp

gian của trẻ ở trờng là dành cho việc học tập, giáo viên cũng rất mệt và căng thẳng khi phải làm tròn trách nhiệm giảng dạy và chủ nhiệm, nên khoảng thời gian giờ ra chơi, giờ nghỉ tra, giáo viên thờng để trẻ tự do trong hoạt động. Giáo viên cũng không kiểm soát đợc hoạt động kết bạn của trẻ khi trẻ rời tr- ờng học. Vì thế, trong hoạt động giao lu, kết bạn của trẻ vẫn diễn ra một cách tự phát, không có sự hớng dẫn của giáo viên.

+ Nguyên nhân: "Giáo viên kiểm tra, đánh giá công việc của trẻ cha phù hợp", chúng tôi nhận đợc kết quả là: Có 07 giáo viên, chiếm 43,75% cho rằng nguyên nhân này ảnh hởng nhiều đến khả năng giao tiếp của trẻ; 05 giáo viên, chiếm 31,25% cho rằng ít ảnh hởng và 04 giáo viên, chiếm 25% cho rằng không ảnh hởng đến hoạt động giao tiếp của các em. Qua thực tế dự giờ một số tiết học chúng tôi thấy một số giáo viên đề ra cho trẻ những yêu cầu đôi khi phi lí và đòi hỏi thực hiện quá nhiều yêu cầu cùng một lúc. Em phải hàng ngày làm thêm bài, không đợc kết bạn với ngời nào đó, không đợc đi chơi, không đợc đá bóng… và mọi cái đều đòi hỏi phải sửa ngay một lúc với hàng chục điều ngăn cấm và dọa nạt. Đứa trẻ thắc mắc với những điều phi lí và càng bị ngăn cấm thì ớc muốn tái phạm càng cao. Vì vậy, giáo viên cần tìm hiểu rõ từng trẻ để có biện pháp giáo dục hoàn chỉnh, tạo cơ hội để trẻ đợc phát huy khả năng bản thân, hoàn thiện nhân cách của mình.

Một nguyên nhân khác cũng ảnh hởng đến khả năng giao tiếp của trẻ là: "Các bạn trong lớp không thích chơi cùng trẻ do trẻ học quá kém hoặc quá nghịch ngợm…". Kết quả điều tra cho thấy: Có 11 giáo viên, chiếm 68,75% cho rằng nguyên nhân này có ảnh hởng nhiều đến hoạt động giao tiếp của các em; 02 giáo viên, chiếm 12,5% cho rằng ít ảnh hởng và 03 giáo viên, chiếm 18,75% cho rằng nguyên nhân này không ảnh hởng đến hoạt động giao tiếp của trẻ. Qua thực tế điều tra, quan sát, chúng tôi nhận thấy, trong sự giao tiếp với bạn bè, các em rất dễ nảy sinh tình cảm quý mến, thân thiết với nhau. Giờ chơi, các em thờng tập trung thành từng nhóm để chơi những trò các em yêu thích. Các em cũng rất dễ bị lôi cuốn vào những trò chơi mới lạ của bạn bè. Do đó, nếu nh trẻ bị hạn chế trong quan hệ giao tiếp với bạn bè thì sẽ có ảnh hởng xấu đến hoạt động học tập, vui chơi cũng nh sự hình thành và phát triển nhân cách của các em.

Đánh giá nguyên nhân: "Gia đình quá nuông chiều", có 05 giáo viên, chiếm 31,25% cho rằng có ảnh hởng nhiều; có 07 giáo viên, chiếm 43,75%

Khoá luận tốt nghiệp

cho rằng ít ảnh hởng và 04 giáo viên, chiếm 25% cho rằng không ảnh hởng đến hoạt động giao tiếp của trẻ. Qua điều tra, tìm hiểu chúng tôi đợc biết, rất nhiều em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả, lại là con một hoặc con út trong gia đình, đợc bố mẹ cng chiều. Vì thế, các em thờng có thái độ "tự kiêu", "tự phụ", luôn bắt mọi ngời phải phục tùng theo những mong muốn của mình. Do đó, trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, trẻ cũng thờng coi mình là "số một", là "lãnh đạo" của các bạn khác, bắt các bạn phải phục tùng theo mình. Điều này khiến cho các trẻ khác nhiều khi chán nản, không thích chơi cùng trẻ. Đây là một biểu hiện rất xấu trong hoạt động giao tiếp của trẻ.

+ Tiếp theo là nguyên nhân: "Gia đình thờ ơ, bỏ mặc trẻ", có 04 giáo viên, chiếm 25% cho rằng nguyên nhân này có ảnh hởng nhiều đến hoạt động giao tiếp của trẻ; 08 giáo viên, chiếm 50% cho rằng nguyên nhân này ít ảnh h- ởng và 04 giáo viên, chiếm 25% cho rằng không ảnh hởng đến hoạt động giao tiếp của trẻ. Bên cạnh đó, nguyên nhân: "Môi trờng gia đình không thuận lợi", có 10 giáo viên, chiếm 62,5% cho rằng có ảnh hởng nhiều đến hoạt động giao tiếp của học sinh; 02 giáo viên, chiếm 12,5% thì cho rằng ít ảnh hởng; còn lại 04 giáo viên, chiếm 25% thì cho rằng không ảnh hởng đến hoạt động giao tiếp của trẻ. Qua điều tra, tìm hiểu chúng tôi đợc biết có một số em, cuộc sống trong gia đình không phải lúc nào cũng êm ả, không phải em nào cũng may mắn đợc bố mẹ, ông bà, anh chị động viên khuyến khích trong mỗi bớc học tập và có một số gia đình, bố mẹ vì quần quật suốt ngày kiếm sống hoặc quá bận rộn kinh doanh hay công tác, hoặc ăn chơi nghiện ngập chẳng bao giờ nhòm ngó đến con, thậm chí còn hành hạ. Bao nhiêu sóng gió lớn nhỏ trong gia đình tác động sâu sắc đến tâm t của trẻ, cản trở việc học tập. Những em có hoàn cảnh gia đình nh vậy thờng có mặc cảm tự ti, mình thua kém các bạn, nên giờ ra chơi các em thờng ngồi trong lớp hoặc chơi một mình, không vui chơi cùng các bạn khác. Những em này cũng có học lực yếu hơn so với các bạn trong lớp nên thờng ít khi giơ tay phát biểu ý kiến. Nh vậy, có thể thấy rằng yếu tố gia đình có vai trò rất quan trọng, ảnh hởng trực tiếp đến hoạt động giao tiếp của các em.

+ Cuối cùng là nguyên nhân: "Nội dung học tập khô khan, trừu tợng", có 06 giáo viên, chiếm 37,5% cho rằng nguyên nhân này có ảnh hởng nhiều đến hoạt động giao tiếp của trẻ. Trong khi đó, 07 giáo viên, chiếm 43,75% cho

Khoá luận tốt nghiệp

không ảnh hởng đến hoạt động giao tiếp của trẻ. Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu nội dung chơng trình sách giáo khoa, tìm hiểu qua giáo viên và phụ huynh, đều thu đợc kết quả nhận xét là chơng trình, sách vở, cách dạy ở nớc ta hiện nay quá khô khan, ít gây hứng thú, vì đợc xây dựng trên cơ sở logic của bộ môn (Toán học, Đạo đức…) hơn là đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Chính nội dung học tập khô khan, trừu tợng khiến các em luôn phải gồng mình lên để tiếp thu kiến thức mỗi ngày, nên thời gian để dành cho hoạt động vui chơi, giải trí bị hạn chế. Điều này có ảnh hởng xấu đến hoạt động giao tiếp của các em.

Trên đây là những yếu tố cơ bản chúng tôi thấy nó có tác động trực tiếp đến hoạt động giao tiếp của học sinh theo hớng tiêu cực. Và đây cũng là cơ sở để chúng tôi đa ra một số biện pháp thử nghiệm tác động vào học sinh ở phần sau.

Khoá luận tốt nghiệp

Chơng 3.

Một số tác động thử nghiệm nhằm hạn chế khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 Trờng Tiểu học

Lu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Xuất phát từ thực tế trẻ gặp phải một số khó khăn trong giao tiếp với giáo viên, bạn bè và ngời thân trong gia đình, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp tác động để giảm bớt các khó khăn này ở trẻ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w