NQT, Thực trạng về những bất cập trong chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở,

Một phần của tài liệu Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Trang 50)

http://sonoivu.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=1373&articleId=21966, [truy cập 03/11/2014].

46

Trích phần chất vấn của đồng chí Huỳnh Nghĩa – TP. Đà Nẵng, Bản tổng hợp thảo luận tại hội trường về nội dung: tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực nội vụ (về vấn đề tuyển dụng, dào tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với cán bộ công chức nhà nước; chế độ chính sách đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã, thôn; giải pháp

định thời gian làm việc của đối tượng này là 1 ngày (làm việc theo giờ hành chính như cán bộ, công chức).

Thứ tư, thực hiện các chế độ khác như (xây dựng các đề án hỗ trợ, khuyến khích)

đối với những người hoạt động không chuyên trách để thu hút họ làm việc lâu dài ở xã.

Thứ năm, đề xuất Chính phủ nên tăng thêm số lượng lên 5 chức danh đối với

những người hoạt động không chuyên trách ở ấp (thay vì 03 chức danh theo quy định hiện hành). Thêm vào đó, kiến nghị nên tăng mức phụ cấp cho họ theo trình độ đào tạo như những người hoạt động không chuyên trách ở xã hiện nay, và cũng nên cho họ hưởng mức phụ cấp theo loại xã. Thực hiện các chế độ như đối với cán bộ công chức cấp xã như: Đề cử đưa họ đi đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thay vì chỉ học tư tưởng, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn như hiện nay. Khi được cử đi học cũng nên được hưởng các chế độ như cán bộ, công chức cấp xã.

Đối với tỉnh Bạc Liêu

Thứ nhất, tăng cường kiêm nhiệm công việc, khoán quỹ phụ cấp để giảm dần số

lượng những người hoạt động không chuyên trách gắn với việc tăng thu nhập của cán bộ công chức cấp xã. Mỗi thôn, tổ dân phố và tương đương có một số chức danh (không quá 03 người) được hưởng phụ cấp cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước47. Việc tăng cường kiêm nhiệm nhằm tinh giảm biên chế, qua đó góp phần tinh gọn bộ máy và tăng thêm phụ cấp.

Thứ hai, xây dựng các tiêu chuẩn công vụ ứng với từng chức danh của những

người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Từ đó giúp họ có được cái nhìn tổng thể về những nhiệm vụ cụ thể của mình để lên kế hoạch làm việc hiệu quả tránh rơi vào tình trạng thực thi công vụ một cách thụ động, mang tính chất ứng phó như trước đây, đồng thời giúp những những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mới đảm nhiệm chức danh công tác có thể hình dung cụ thể được các nhiệm vụ, yêu cầu công việc phải thực hiện trong quá trình công tác.

Thứ ba, cần chủ động về tài chính trong công tác tổ chức đào tạo,bồi dưỡng những

người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như: Kinh phí mở lớp, kinh phí hỗ trợ giáo viên giảng dạy, chế độ cho những người hoạt động không chuyên trách đi học xa như: Ăn ở, phương tiện đi lại. Nên tăng cường, đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách ở xã (đề cử tăng thêm số lượng đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, cũng như mở thêm nhiều lớp học giảng dạy cho họ hơn).

Thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra của các cấp Uỷ, sự giám sát của

nhân dân trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành.

Thứ năm, nên đào tạo nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ phụ trách công

tác liên quan đến việc thực chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành nói riêng. Họ có thể phân tích, nhìn nhận sự biến động ảnh hưởng đến thu nhập của đối tượng những người hoạt động không chuyên trách. Từ đó, có tham mưu sát thực về chế độ, chính sách cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và xã Hiệp Thành nói riêng.

47 Kết luận số 64-KL/TW ngày 28 tháng 05 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, sửa đổi quy định về những một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, sửa đổi quy định về những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Thứ sáu, cần có chính sách khuyến khích những người hoạt động không chuyên trách ở xã phát triển kinh tế gia đình (tham gia vào công việc sản xuất, kinh doanh). Vừa xem như góp phần giúp họ tăng nguồn thu nhập đảm bảo đời sống, giúp họ an tâm công tác ở xã. Đồng thời, coi đó là một tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá họ. Mặt khác, từ những kinh nghiệm làm ăn của mình họ có thể đưa ra những biện pháp phát triển kinh tế của xã, có thể giúp cho nhân dân trong xã tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh làm giàu. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này tỉnh phải hỗ trợ cho họ như (có các chính sách cho vay ưu đãi, giúp đỡ vốn những người hoạt động không chuyên trách ở xã để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường đưa thông tin, khoa học kỹ thuật về cơ sở).

Thứ bảy, cần xem xét hỗ trợ nâng mức khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức,

đoàn thể ở cấp xã nhằm giúp các tổ chức, đoàn thể yên tâm hoạt động cũng như thực hiện công việc được giao ngày càng có hiệu quả.

Đối với thành phố Bạc Liêu

Thứ nhất, thường xuyên mở lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai, cần quan tâm đào tạo đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách

KẾT LUẬN



Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí minh đã dạy: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”. Do đó, chăm lo, quan tâm xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành. Xây dựng đội ngũ hoạt động không chuyên trách tốt phải xây dựng và tổ chức tốt hệ thống chế độ, chính sách cho họ. Từ việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến quy hoạch và chính sách đãi ngộ. Có hệ thống chế độ, chính sách phù hợp thì sẽ mở đường, tạo động lực thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo, nhiệt tình của đội ngũ hoạt động không chuyên trách. Ngược lại, nếu chế độ, chính sách không hợp lý còn bất cập thì sẽ kìm hãm hoạt động sáng tạo, không phát huy được hết tài năng của họ.

Tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện tốt nhất, hiệu quả cao nhất những quy định của Đảng và Nhà nước, trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã nói riêng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh, những vấn đề đã triển khai sâu rộng và thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Tỉnh Bạc Liêu cũng đã ban hành các văn bản quy định về chế độ, chính sách cụ thể cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, nhằm động viên sự cố gắng để họ có tâm lý an tâm công tác phục vụ cho nhân dân. Hệ thống các chế độ, chính sách của tỉnh đã có được những bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng còn vướng phải một số hạn chế. Điển hình một số chế độ, chính sách chưa thể hiện được tính đồng bộ, chiến lược, chưa thể hiện được vai trò là động lực thúc đẩy sự cố gắng cống hiến của họ, cũng như chưa khuyến khích thu hút được người tài, chưa kích thích được sự sáng tạo trong công việc (đặc biệt là quy định về phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách hiện nay – cần sự điều chỉnh cho phù hợp). Các khâu quy hoạch, đào tạo, sử dụng đến chế độ đãi ngộ điều kiện làm việc cũng còn rất nhiều vấn đề chưa phù hợp và bám sát được với thực tiễn cuộc sống. Những hạn chế trên đang cản trợ không nhỏ hiệu quả các mặt công tác xây dựng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và sự phấn đấu vương lên của bản than họ.

Để góp phần khắc phục được những bất cập đó, góp phần thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và đề xuất sau: Tiếp tục cụ thể hóa, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với họ; tổ chức tốt việc áp dụng chế độ, chính sách; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu ngân sách xã; hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho họ. Chú trọng giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ tổ chức thực hiện chế độ, chính sách; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ

đạo kiểm tra của các cấp ủy, sự giám sát của nhân dân trong thực hiện chế độ chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và những người hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng.

 Tóm lại, khi các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hoàn thiện thì chúng ta có thể tin rằng, trong tương lai không xa chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách sẽ được đảm bảo hơn. Đồng thời, sẽ hạn chế được tình trạng dư luận xã hội không đồng tình như hiện nay.

Một phần của tài liệu Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)