Những người hoạt động không chuyên trách ở xã không được hưởng phụ cấp theo loại đơn vị hành chính như cán bộ xã là thiếu công bằng. Trong khi, tất cả các đối tượng này đều công tác trong cùng một địa bàn nhưng trong việc thực hiện các chính sách lại có sự phân biệt.
Bên cạnh đó, những người hoạt động không chuyên trách không thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi nghĩ hưu cũng không được hưởng chế độ trợ cấp một lần so với một số tỉnh khác quy định nên họ có tâm lý không muốn làm việc lâu dài. Thêm vào, cơ sở vật chất thiếu thốn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chuyên môn của họ.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do: Vẫn còn chưa xem trọng đội ngũ
những người hoạt động không chuyên trách, dù trên thực tế họ vẫn làm việc hành chính 8 giờ/ngày và giải quyết khối lượng không thua kém cán bộ, công chức xã. Việc phân biệt đối xử như hiện nay, rất dễ gây sự so bì, mặc cảm, mất đoàn kết trong nội bộ. Các chế độ, chính sách của Trung ương, của tỉnh chưa khuyến khích được người có trình độ chuyên môn cao, sinh viên đại học về công tác tại cơ sở.
3.4. Giải pháp chủ yếu và kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
3.4.1. Giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Mặc dù, các chế độ, chính sách vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế và bất cập. Song cũng không phủ nhận được Nhà nước và các cấp chính quyền đã - đang và dần quan tâm hơn đến đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách nói chung và ở xã nói riêng. Để khắc phục những thực trạng cũng như đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa IX, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI, bổ sung thực hiện hoàn thiện chế độ, chính sách theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP và Nghị định 29/2013/NĐ-CP. Trong những năm tới đây để các chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nói chung - xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu nói riêng ngày càng ổn định và phù hợp hơn cần phải thực hiện những giải pháp sau:
3.3.2.1. Tiếp tục cải cách và hoàn thiện quy định vê mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Việc quy định mức phụ cấp theo trình độ, chuyên môn nghiệp vụ như hiện nay là rất hợp lý. Song, hệ số phụ cấp như vậy vẫn thật sự chưa ổn cần phải được điều chỉnh thêm. Vì thế, trong thời gian tới Sở Nội vụ nên trao đổi và phối hợp với Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu tiếp tục điều chỉnh thêm về mức phụ cấp hàng tháng và mức phụ cấp kiêm nhiệm. Sau cho vừa đáp ứng được tình hình thực tế công tác của những người hoạt động không chuyên trách và vừa cân đối được Ngân sách của tỉnh. Có thể tăng hệ số phụ cấp lên như sau (trình độ Đại học là hệ số 2,10; Cao đẳng hệ số 2,0; Trung cấp hệ số 1,9; chưa qua đào tạo thì hệ số là 1,8). Mức phụ cấp kiêm nhiệm nên tăng lên (có thể áp dụng mức phụ cấp kiêm nhiệm 50% thay vì là 20% như hiện hành).
Mặc dù Ngân sách của tỉnh còn hạn chế vì phải chi những vấn đề khác, song cũng không nên vì thế mà không quan tâm thực hiện - Tỉnh có thể huy động thêm nguồn kinh phí hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức khác.
Nâng mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm, khoán kinh phí hoạt động đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nhằm tạo điều kiện, động lực giúp những người này cống hiến, phát huy hết khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao cho từng chức danh đảm nhiệm. Từ đó sẽ góp phần hạn chế sự thay đổi thường xuyên nhân sự cho các chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và công tác quản lí những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của phòng Nội vụ sẽ thuận lợi, dễ quản lí, có kết quả cao hơn.
3.3.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với những người hoạt động trách không chuyên ở cấp xã
“Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”42.
Đối với Trung ương
Để khắc phục tình trạng những người hoạt động không chuyên trách không do thiếu nghiệp vụ kỹ năng mà dẫn đến hậu quả thực thi công việc không tốt. Đảng và Nhà nước ta nên có một chế độ đào tạo, bồi dưỡng cụ thể dành riêng cho đối tượng này đựa trên các yêu cầu sau:
- Xây dựng cơ cấu, số lượng hợp lý đối với đội ngũ hoạt động không chuyên trách sau cho mỗi địa phương căn cứ vào đó phân bổ biên chế, tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch quản lý được thực hiện tốt hơn.
- Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng chức danh nhiệm vụ thực tế. Để từ đó hoàn thiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với những người hoạt động không chuyên trách nói chung và ở xã nói riêng.
Đối với cấp tỉnh
Cấp tỉnh là cấp có thể tự chủ về Ngân sách và được Chính phủ giao quyền tự chủ về sắp xếp cấp cơ sở. Giải pháp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của tỉnh cần được triển khai như sau:
- Đổi mới nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng sau cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt (nhà ở, đào tạo) đối với những đối tượng tự học. Quan tâm, hỗ trợ cơ sở vật chất, khoa học – kỹ thuật đối với các trường đào tạo, bồi dưỡng những người hoạt động không chuyên trách (nâng cấp phòng học, bàn học, hỗ trợ máy vi tính, sách vở) khi họ đi chuyên tu đào tạo.
- Làm tốt công tác tuyển dụng đối tượng hoạt động không chuyên trách. Thực hiện nghiêm túc việc khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm minh, kịp thời những tổ chức, mỗi cá nhân vi phạm quy định của Nhà nước.
Đối với cấp xã
Là cấp có nhiệm vụ cũng như có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy chính quyền của Nhà nước nói chung. Vì thế, đòi hỏi đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cụ thể ở xã Hiệp Thành phải có nâng lực, trình độ, nâng
lực, tầm hiểu biết rộng để có thể giải quyết công việc. Trên cơ sở đó, giải pháp đồng bộ phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Tăng cường các biện pháp về giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tôn vinh nghề nghiệp. Qua đó, sẽ từng bước xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ngang bằng với đội ngũ cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã nói riêng và cán bộ, công chức nói chung. Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ có trình đô chuyên môn nghiệp vụ bài bản. Nhằm giúp họ có thể phát huy được tài năng của mình.
- Cương quyết xử lý nghiêm đối với những đối tượng vi phạm pháp luật, không có tinh thần trách nhiệm, quan liêu, thoái hóa.
3.3.2.3. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
Theo Ts. Nguyễn Hữu Đức, Vụ chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ - Tiến sĩ đã đề cập đến giải pháp thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cụ thể như sau: Chế độ bảo hiểm xã hội của cán bộ không chuyên trách cấp xã thực hiện bảo hiểm tự nguyện nếu còn trong độ tuổi lao động43
.
Tại phiên họp thứ 30 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi đã có đề cập đến việc bổ sung đối tượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được sự thống nhất vì không biết nên áp dụng phương án đóng bắt buộc (áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong phạm vi chế độ hưu trí và tử tuất có sự hỗ trợ của nhà nước) hay tự nguyện (đề nghị quy định đối tượng này thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhà nước ưu tiên hỗ trợ)44.
Theo quan điểm của người viết, nên áp dụng chế độ đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng hoạt động không chuyên trách. Dù sau, họ cũng làm việc cho Nhà nước như cán bộ chuyên trách trong khi cán bộ thuộc đối tượng tham gia, họ thì không được tham gia, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ vì sự đối xử không được công bằng. Nếu có thể tỉnh có thể xem xét áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội đối với những người đã công tác trên 5 năm. Còn việc tham gia với hình thức nào có thể quy định cho từng địa phương tùy vào điều kiện cũng như thống nhất ý kiến của đối tượng trên sẽ áp dụng cách thức thực hiện. (Như một số tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tính trên hệ số 1,86 của mức lương tối thiểu chung như đã nêu ở Chương 2).
Tóm lại, bên cạnh việc tiếp tục củng cố thực hiện ổn định chế độ bảo hiểm y tế. Tỉnh Bạc Liêu có thể xem xét việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện. Việc này, cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý an tâm công tác cũng như làm việc lao dài ở địa phương của đối tượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.