Khái quát chung về xã Hiệp Thành, Thành phố Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Trang 32)

29 Điều 20, Khoản 1, Điểm c,d Luật thi đua khen thưởng năm 2003.

3.1.Khái quát chung về xã Hiệp Thành, Thành phố Bạc Liêu

Lịch sử hình thành và phát triển

Thị xã tỉnh Bạc Liêu (nay là Thành phố Bạc Liêu) được hình thành từ chợ Bạc Liêu xa xưa.

Vào đầu thế kỷ thứ 16, nơi đây mới hình thành một xóm ngư dân làm nghề chài lưới. Để đàn áp phong trào các nghĩa quân yêu nước còn đồn chú trong khu vực này, ngày 18 tháng 12 năm 1882 Thực dân Pháp cắt ba tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy của tiểu khu Rạch Gía và hai tổng Thạnh Hưng, Thạnh Hòa của tiểu khu Sóc Trăng thành lập tiểu khu Bạc Liêu.

Ngày 01/01/1990, tiểu khu Bạc Liêu đổi thành tỉnh Bạc Liêu. Chợ Bạc Liêu trở thành Bạc Liêu. Bạc Liêu từ thời điểm ngày 01/01/1990 đến tháng 10/1995 trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 13/11/1948, Tỉnh ủy Bạc Liêu quyết định thành lập Thị xã Bạc Liêu có 02 phường nội ô (trong đó có Phường 4 củ, nay Phường 1) và 03 phường ngoại ô. Cuối tháng 10/1954 (đầu kháng chiến chống Mỹ) Tỉnh ủy Bạc Liêu quyết định tái lập Thị xã Bạc Liêu32.

Trong thời gian qua, những thay đổi về cơ sở hạ tầng đô thị đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, nhất là từ khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1779/QĐ-BXD, ngày 26/12/2006 về việc công nhận thị xã Bạc Liêu là đô thị loại III. Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên tạo ra những bước đột phá về phát triển đô thị. Vì vậy, các công trình hạ tầng cơ sở đã được cải thiện đáng kể, góp phần làm thay đổi diện mạo của thị xã. Căn cứ Nghị định số 42/NĐ-CP, ngày 07/5/2009 của Chính phủ, thị xã đã xây dựng Đề án đề nghị thành lập thành phố Bạc liêu trực thuộc tỉnh. Qua xem xét thẩm định, ngày 27/8/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP "thành lập Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu" và ngày 11/9/2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã ký Quyết định số 2201/QĐ-

UBND về việc đổi tên Ủy ban nhân dân thị xã Bạc Liêu thành Ủy ban nhân dân thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu33

. Gần đây nhất, ngày 16 tháng 04 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 537/QĐ-TTg công nhận thành phố Bạc Liêu là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Bạc Liêu có số đơn vị hành chính gồm: 07 phường (1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát) và 03 xã (Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông). Trong đó năm 2004, xã Hiệp Thành tách ra thành hai đơn vị hành chính: Phường Nhà Mát và xã Hiệp Thành giữ nguyên đến hiện nay.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu

Xã Hiệp Thành là xã vùng ven của TP.Bạc Liêu, có diện tích tự nhiên là 2.512,47 ha; dân số có 1.708 hộ với 9.060 khẩu, gồm có 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng: Dịch vụ, Nông nghiệp, Thủy sản. Đời sống chủ yếu của nhân dân là nuôi trồng thủy sản, trồng màu, chăn nuôi gia súc – gia cầm và một số hộ mua bán phục vụ du lịch. Nhìn chung, thời gian gần đây thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã tình hình đời sống của nhân dân cơ bản được ổn định và nâng cao. Trình độ học vấn và nhận thức của cán bộ và nhân dân trên địa bàn ngày càng nâng cao rõ rệt. Từ đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác cải cách thủ tục hành chính hay đến liên hệ làm việc với chính quyền địa phương. Mặc dù, điều kiện kinh tế có phần khởi sắc hơn trước song xã Hiệp Thành vẫn là một xã nghèo, điều kiện kinh tế còn chậm phát triển, trình độ dân trí còn thấp so với các xã khác. Vừa qua theo Quyết định 539/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015 thì Hiệp Thành là một trong hai xã thuộc xã thuộc TP.Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu có tên trong danh sách theo Quyết định 539/QĐ-TTg.

Địa giới hành chính của xã được chia thành 4 Ấp: Giồng Nhãn, Giồng Nhãn A, Giồng Giữa và Xóm Lẫm (trong đó, 2 ấp Giồng Nhãn và Giồng Nhãn A giáp bờ biển đông). Và có 9 Chi bộ trực thuộc với 79 Đảng viên: Chi bộ Cơ quan, Chi bộ Giáo dục, Chi bộ Quân sự, Chi bộ Công an, Chi bộ ấp Giồng Nhãn, Chi bộ ấp Giồng Nhãn A, Chi bộ ấp Giồng Giữa, Chi bộ ấp Xóm Lẫm và Chi bộ Hợp tác xã Thắng Lợi34

.

3.2. Phân tích thực tiễn thực hiện các chế độ, chính sách đối với những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Đề tài: Chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã – Thực tiễn ở xã Hiệp Thành thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu (Trang 32)