Về kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói quen học tập ở đại học với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64)

6. Quy trình chọn mẫu

4.2. Về kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

 Đối với Giả thuyết H1: SV vẫn còn giữ những quan niệm và thói quen

học tập ở phổ thông với mức độ giảm dần theo thời gian

Bằng phép kiểm định ANOVA, phân tích riêng những SV hiện có thay đổi thói quen học tập so với khi học ở phổ thông và có quan điểm rằng SV vẫn còn giữ những quan niệm và thói quen học tập cũ, tiến hành khảo sát ĐTB học tập theo từng năm, phép kiểm định này có sig = 0,000 < 0,05, do đó có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả học tập từng năm của SV từng khóa đang khảo sát từ năm nhất đến năm tư với độ tin cậy 95%. Dựa trên kết quả phân tích được, ĐTB của các SV khảo sát tăng dần theo từng năm.

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

Tuy nhiên, kết quả học (ĐTB) năm nhất và năm hai tăng ít hơn so với ĐTB của các năm sau. Đồng thời, kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy SV năm thứ tư có thay đổi quan niệm và thói quen học tập so với khi còn học ở phổ thông nhiều hơn SV các năm nhất, năm hai và năm ba, cụ thể có thay đổi đáng kể giữa SV năm thứ tư so với SV năm thứ nhất ở các ngành: Toán –Tin học, Sinh và Môi trường. Điều này chứng tỏ SV vẫn còn giữ quan niệm và thói quen học tập ở phổ thông, tuy nhiên với mức độ giảm dần theo thời gian, càng lên những năm học sau thì SV thay đổi dần quan niệm và thói quen học tập cũ để thích nghi với cách học mới ở đại học, từ đó SV đạt được kết quả học tập tốt hơn. Vì vậy, giả thuyết H1 được chấp nhận trong nghiên cứu này.

Thực tế, bằng thống kê mô tả dữ liệu khảo sát SV, kết quả SV chọn trả lời đúng cho câu 36 “SV vẫn còn giữ quan niệm và thói quen học tập ở phổ thông” là 585/795, chiếm tỷ lệ 73,6%. Đây là một tỷ lệ tương đối lớn, một con số thống kê có ý nghĩa góp phần làm tăng tính thuyết phục của giả thuyết nghiên cứu.

 Đối với Giả thuyết H2: Có mối tương quan đáng kể giữa quan niệm và

thói quen học tập với kết quả học tập của SV.

Bằng phép kiểm định Chi –Square, phân tích riêng những SV có quan điểm rằng quan niệm và thói quen học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV và khảo sát kết quả học tập tương ứng từng năm, được sig = 0,000 < 0,05 chứng tỏ có phép kiểm định có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%, đồng thời có được hệ số tương quan của SV từng khóa học chứng tỏ có sự tương quan giữa quan niệm và thói quen học tập với kết quả học tập của SV, tuy nhiên sự tương quan giữa những SV đã học 4 năm đại học lại chặt và đáng kể hơn những SV khác và đặc biệt là SV mới học 2 năm đầu đại học thì sự tương quan này lại càng yếu hơn, điều này có thể hiểu như sau: 2 năm đầu đại

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

học là khoảng thời gian SV dần thay đổi quan niệm và thói quen học tập ở phổ thông nhằm đạt được kết quả tốt hơn ở bậc đại học và việc còn giữ quan niệm và thói quen học tập cũ ở phổ thông của SV sẽ giảm dần theo thời gian. Mặt khác, trong khoảng thời gian hai năm đầu ở đại học, kết quả học tập của SV không thay đổi đáng kể một phần là do cách thức giảng dạy của một số giảng viên hiện nay không khác xa lắm với cách dạy ở bậc phổ thông, đây là thời gian SV học các môn cơ bản mà phần nhiều vẫn còn nặng về học lý thuyết chứ chưa vận dụng nhiều, vẫn còn tình trạng học thuộc kiến thức, đọc chép ở một số môn học, nhưng khi vào học các môn chuyên ngành ở năm 3, năm 4 thì SV sẽ phải thay đổi quan niệm và thói quen học tập của mình nhiều hơn vì SV cần hiểu các kiến thức chuyên ngành một cách sâu rộng hơn và phải tự học nhiều hơn.

Giả thuyết H2 được chấp nhận trong nghiên cứu này nhưng chỉ với mức ý nghĩa là có sự tương quan giữa quan niệm và thói quen học tập với kết quả học tập của SV và sự tương quan đáng kể chỉ tìm thấy khi khảo sát SV năm thứ 4. Tuy nhiên khi khảo sát thực tế thì có đến 92,3% ý kiến đồng ý rằng quan niệm và thói quen học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV, tức là phải có mối tương quan đáng kể giữa quan niệm và thói quen học tập với kết quả học tập.

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói quen học tập ở đại học với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)