6. Quy trình chọn mẫu
2.1.2. Khung lý thuyết
2.1.2.1. Lý thuyết về các cấp độ nhận thức của Benjamin S. Bloom
Theo tác giả Lâm Quang Thiệp (2008), tại Hội nghị của Hội Tâm lý học Mỹ năm 1948, Benjamin S. Bloom và những người cộng tác với ông ta xây dựng nên các cấp độ của các mục tiêu giáo dục, thường được gọi là cách phân loại Bloom, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất, hành vi ở các mức độ sau hơn mức độ trước và bao gồm cả các hành vi ở mức độ trước, gồm các mức độ sau:
+ Nhận biết (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được và có thể tái hiện các dữ liệu, các sự việc đã biết hoặc đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
+ Hiểu (Comprehension): được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các ngôn từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải nghĩa hoặc tóm tắt), mô tả theo ngôn từ của mình và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng).
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
+ Áp dụng (Application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết.
+ Phân tích (Analysis): được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích môí quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được các nguyên lý tổ chức của chúng. Hành vi ở mức độ này đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
+ Tổng hợp (Synthesis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Hành vi ở mức độ này nhấn mạnh các yếu tố sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
+ Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu, phán quyết được về những tranh luận, bất đồng ý kiến (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí [10].
Lý thuyết của Bloom tạo cơ sở cho tôi kỳ vọng vào quan niệm và thói quen học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập SV. Để đánh giá SV, người ta cần xác định các mục tiêu đánh giá và kỳ vọng SV đạt được mục tiêu. Đó là mong muốn sinh viên nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
được vấn đề hoặc những điều mình học được. Người học có quan niệm và thói quen học tập ở mức độ nhận thức càng cao thì ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập càng lớn.
2.1.2.2. Lý thuyết dạy học trong tâm lý học hành vi của Burrhus Frederic Skinner
Theo tác giả Phan Thiều Xuân Giang, lý thuyết dạy học trong tâm lý học hành vi được phát triển bởi Burrhus Frederic Skinner (1904-1990) và lý thuyết được dùng để nghiên cứu vai trò của củng cố trong học tập của con người. Lý thuyết đó cho biết rằng hành vi tạo tác đặc trưng cho việc học tập. Nếu hành vi có điều kiện xuất hiện nhằm đón nhận một kích thích củng cố thì hành vi tạo tác xuất hiện nhằm tạo ra một kích thích củng cố. Ông đưa ra định luận lĩnh hội, cường độ của hành vi tạo tác tăng lên, nếu hành vi được kèm theo kích thích củng cố. Củng cố - đó là vấn đề then chốt trong dạy học của Skinner. Theo Skinner, ba nguyên lý học tập tạo thành nền tảng cho tiếp cận hành vi là điều kiện đáp ứng hay còn gọi là điều kiện cổ điển hay điều kiện của Pavlov, điều kiện thao tác (Operant conditioning, còn được gọi là điều kiện công cụ) và bắt chước (observational learning, còn được gọi là noi gương hay học tập qua quan sát).
Điều kiện đáp ứng là một kích thích gợi ra một đáp ứng một cách tự nhiên. Trong điều kiện thao tác, sinh vật thực hiện điều gì đó đối với môi trường nhằm để đạt được một kết quả đã có trước đây. Nhìn chung, nó là một quá trình mà sinh vật học cách liên kết một số kết quả với một số hành động đã thực hiện. Những kết quả này có thể có nhiệm vụ làm gia tăng hoặc giảm đi khả năng xảy ra sự lập lại của các hành vi. Thuật ngữ được dùng để mô tả sự gia tăng có thể xảy ra được gọi là củng cố (reinforcement). Trong củng cố tích cực (positive reinforcement), hành vi đi theo sau sự khen thưởng. Trong
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
củng cố tiêu cực, một kích thích khó chịu được lấy đi. Hai phương pháp này dùng để làm giảm đi khả năng xảy ra sự lập lại của hành vi là sự dập tắt (extinction) và trừng phạt (punishment). Trong dập tắt, củng cố duy trì một đáp ứng được lấy đi. Trong trừng phạt, một đáp ứng được theo sau một kích thích khó chịu. Nguyên lý học tập thứ ba là bắt chƣớc hoặc noi gƣơng, nguyên lý này liên quan đến việc học tập một hành vi mới bằng cách quan sát và bắt chước sự thực hiện hành vi đó từ người khác [15].
Tóm lại, khi áp dụng các lý thuyết này vào nghiên cứu, tác giả kỳ vọng rằng quan niệm và thói quen học tập sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV và mức độ ảnh hưởng đối với SV ở từng năm học khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ. Bởi vì, giáo dục phổ thông là nơi cung cấp những phương pháp tư duy ban đầu và nền tảng kiến thức cho việc truy đuổi học thuật trong tương lai, do đó cách thức giảng dạy và học tập ở bậc phổ thông “thầy giảng – trò ghi” sẽ làm cho một số các SV năm đầu khó mà thích nghi kịp với cách thức học mới ở bậc đại học. Tuy nhiên, càng về sau thì các SV năm sau sẽ hình thành dần thói quen học tập thích nghi với mục tiêu đào tạo mà nhà trường đề ra.