Bối cảnh địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói quen học tập ở đại học với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)

6. Quy trình chọn mẫu

2.2. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu

Sứ mạng:

Trường ĐHKHTN có nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học, NCKH và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đóng vai trò nòng cốt trong ĐHQG TP. HCM, tạo ra những sản phẩm tinh hoa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển quốc tế, hội nhập với nền giáo dục đại học tiên tiến của khu vực và trên thế giới.

Sau đây là phần giới thiệu các khoa đào tạo hệ đại học chính quy của Trường ĐHKHTN có SV được chọn để khảo sát:

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

KHOA TOÁN – TIN HỌC

Website khoa: http://www.math.hcmus.edu.vn

a. Mục tiêu đào tạo:

Khoa Toán Tin học đào tạo Cử nhân đại học có trình độ lý thuyết và ứng dụng vững vàng về toán cũng như tin học để làm tốt ở các môi trường giảng dạy, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh cần đến các kiến thức về toán và tin học.

Các cử nhân Toán Tin học có khả năng giải quyết trọn vẹn trên máy tính các bài toán thực tế, kể từ việc xây dựng mô hình đến việc thiết kế giải thuật và lập trình cụ thể.

b. Các chuyên ngành đào tạo:

Khoa Toán Tin học đào tạo 8 chuyên ngành: Đại số, Giải tích, Giải tích số, Toán kinh tế, Thống kê, Toán cơ, Phương pháp toán trong tin học, Toán Tin ứng dụng.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Website khoa: http: //www.fit.hcmus.edu.vn

a. Mục tiêu đào tạo:

Khoa CNTT đào tạo các chuyên viên bậc cao về CNTT, từ bậc Cử nhân đến Cao học và Tiến sĩ, vững vàng trong các lĩnh vực từ đào tạo, nghiên cứu, đến chuyển giao CNTT của thành phố và khu vực phía Nam.

b. Các chuyên ngành đào tạo:

 Chuyên ngành Hệ thống thông tin  Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

 Chuyên ngành Khoa học máy tính và công nghệ tri thức  Chuyên ngành Mạng Máy tính và Viễn thông

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

KHOA HÓA HỌC

Website khoa: http://www.chem.hcmus.edu.vn

a. Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo Cử nhân hóa học có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ năng thực hành vững chắc để có khả năng vận dụng kiến thức hóa học một cách có hiệu quả và linh hoạt trong công tác đào tạo, nghiên cứu, sản xuất.

Kiến thức hóa học giúp người học không chỉ làm việc trong lĩnh vực hóa học mà còn có thể hội nhập và thích ứng nhanh chóng với những ngành nghề mang tính ứng dụng thực tiễn như dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, hoặc các lĩnh vực khoa học có liên quan khác như công nghệ sinh học, môi trường, địa chất, vật liệu.

b. Các chuyên ngành đào tạo:

 Chuyên ngành Hóa lý  Chuyên ngành Hóa Hữu cơ  Chuyên ngành Hóa Phân tích  Chuyên ngành Hóa Vô cơ  KHOA MÔI TRƢỜNG

Website khoa: http://www.environment.hcmus.edu.vn

a. Mục tiêu đào tạo:

Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản và cơ sở của ngành môi trường nhằm phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu, giảng dạy và điều hành trong các lĩnh vực tài nguyên và sinh thái môi trường, công nghệ môi trường, quản lý, kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

b. Các chuyên ngành đào tạo:

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

ngành:

 Chuyên ngành Khoa học Môi trường  Chuyên ngành Tài nguyên Môi trường  Chuyên ngành Quản lý Môi trường  Chuyên ngành Tin học cho Môi trường  KHOA SINH HỌC

Website khoa: http://www.biology.hcmus.edu.vn

a. Mục tiêu đào tạo:

Khoa Sinh học đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến sinh học và khoa học sự sống nói chung. Tìm hiểu về các hệ sinh thái và thế giới động vật, thực vật vi sinh vật hiện diện trên trái đất. Nghiên cứu các quá trình sinh hóa, sinh lý của sinh vật ở các cấp độ phân tử, tế bào và cơ thể. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sử dụng bền vững tài nguyên tự nhiên và quản trị hệ sinh thái, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. Nghiên cứu các ứng dụng của sinh học trong y học và trong sản xuất công nghiệp.

b. Các chuyên ngành đào tạo:

Các chuyên ngành: Vi sinh Sinh Hóa, Tài nguyên Môi trường, Sinh học Thực vật, Sinh học Động vật.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

32.3.1. Phƣơng pháp tra cứu tài liệu

Tham khảo các tài liệu, bảng hỏi có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra

o Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng là chủ yếu, thực hiện thông qua việc phát bảng hỏi để thu thập thông tin với quy mô chọn mẫu đã được mô tả tại phần6.1.

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

phỏng vấn sâu một số SV với quy mô chọn mẫu đã được mô tả tại phần 6.2

để tìm hiểu về quan niệm và thói quen học tập của SV, qua đó kết quả nghiên cứu sẽ mang tính thuyết phục hơn, có độ tin cậy cao hơn.

2.3.3. Phƣơng pháp thống kê và phân tích

Sử dụng phần mềm SPSS version 16 trong thống kê và phân tích số liệu.

2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin

2.4.1. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát (bảng hỏi)

Bảng hỏi khảo sát về quan niệm và thói quen học tập của SV gồm 38 câu, được xây dựng dựa trên cơ sở của 2 bảng hỏi CSXQ (College

Student Expectations Questionnaire) và CSEQ (College Student

Experiences Questionnaire) được sử dụng trong chương trình đánh giá CSEQ của Indiana University nhằm đánh giá tiến trình và kinh nghiệm của SV trong và ngoài lớp học, đánh giá mong đợi từ SV khi tham gia hoạt động học tập chính khóa và các hoạt động ngoại khóa tại trường, 2 bảng hỏi này được phát triển năm 1979 bởi Dr. C. Robert Pace, UCLA và từ đó đến nay đã áp dụng khảo sát SV tại rất nhiều trường Đại học và Cao đẳng tại Mỹ.

Bảng hỏi (Phiếu khảo sát) trong nghiên cứu này có 38 câu đều sử dụng thang trả lời Likert 5 mức độ (1: Rất không đúng, 2: Không đúng, 3: Không đúng lắm, 4: Đúng và 5: Rất đúng) và bao gồm 7 nội dung (xem

chi tiết tại Phụ lục 1):

Thƣ viện: 4 câu

Máy tính và CNTT: 4 câu

Học trên lớp: 7 câu

Các hoạt động ngoại khóa: 6 câu

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

Quan niệm và thói quen học tập: 8 câu

Đánh giá chung: 4 câu

2.4.2. Test bảng hỏi

Bảng hỏi sau khi được thiết kế và chỉnh sửa, trước khi phát chính thức để thu thập thông tin của SV thì được phát trước để khảo sát thử ý kiến của 30 SV ngành CNTT về ý nghĩa của các câu hỏi, về mức độ hiểu các câu hỏi. Sau khi được các SV này phản hồi ý kiến là bảng hỏi không có các câu hỏi tối nghĩa hoặc khó hiểu, lúc này, bảng hỏi chính thức được xây dựng thành phiếu quét để quét các dữ liệu trả lời của SV, sau đó phát cho từng SV theo quy mô chọn mẫu đã nêu trên.

2.4.3. Phát bảng hỏi khảo sát ý kiến SV

Tiến hành phát bảng hỏi cho SV của 5 khoa cần khảo sát là khoa Toán – Tin học, CNTT, Hoá học, Sinh học và Môi trường. Đối với SV từng khóa học từ khóa 2006 đến khóa 2009 (tương ứng với SV năm thứ tư đến SV năm thứ nhất) tiến hành phát phiếu khảo sát ngay tại lớp, mỗi lớp chọn ngẫu nhiên 20 SV nam và 20 SV nữ. Sau khi thu lại đủ 40 phiếu tại mỗi lớp thì đem về kiểm tra lại, các phiếu không tô mã số SV xem như không hợp lệ phải hủy và phát lại phiếu khảo sát khác cho số lượng SV nam hoặc nữ còn thiếu tương ứng để có đủ số lượng phiếu như dự kiến. Theo cách thức trên, đã lấy đủ phiếu khảo sát SV cho 4 khoa: Toán – Tin học, Hóa học, Sinh học và Môi trường, riêng khoa CNTT khóa 2006 do số lượng SV nữ ít nên không lấy đủ số lượng 20 SV nữ như dự tính mà chỉ lấy được phiếu khảo sát của 15 SV nữ mà thôi.

2.4.4. Tổng số phiếu thu thập đƣợc trƣớc khi phân tích

Dự kiến ban đầu sẽ phát phiếu khảo sát cho 5 khoa, ứng với mỗi khoa sẽ phát phiếu cho mỗi khóa là 40 SV theo tỷ lệ 20 SV nam và 20 SV

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

nữ, riêng khoa CNTT khóa 2006 chỉ lấy được phiếu khảo sát của 15 SV nữ, do đó tổng số phiếu thu thập được của mỗi khoa Toán – Tin học, Hoá học, Sinh học và Môi trường là 160 phiếu, khoa CNTT là 155 phiếu. Tổng cộng thu được 795 phiếu khảo sát SV.

2.4.5. Phỏng vấn sâu SV

Sau khi thu thập đầy đủ các phiếu khảo sát SV thì 10 ngày sau tiến hành phỏng vấn sâu SV nhằm tạo cơ sở khẳng định cho các số liệu định lượng đã thu thập được. Lúc này, đối tượng để phỏng vấn sâu vẫn là SV của 5 khoa: Toán – Tin học, CNTT, Hoá học, Sinh học và Môi trường, mỗi khoa sẽ chọn 2 SV nhưng không chọn ngẫu nhiên mà chọn theo chủ định của tác giả để tuy số lượng SV phỏng vấn sâu ít nhưng vẫn mang tính đa dạng, cụ thể, 10 SV tham dự PVS gồm 4 SV khóa 2006, 2 SV khóa 2007, 2 SV khóa 2008 và 2 SV khóa 2009 (xét về khóa học), 3 nữ và 7 nam (xét về giới tính), 5 SV sinh sống tại TP. HCM và 5 SV sống tại các tỉnh khác (xét về nơi thường trú trước khi nhập trường), 6 SV Khá, 3 SV trung bình khá và 1 SV trung bình (xét về học lực).

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

Chƣơng 3. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

3.1. Mã hóa thông tin

Trước khi phân tích dữ liệu, số liệu được mã hóa như bảng 3.1:

Bảng 3.1. Bảng mã hóa thông tin

Biến số Mô tả Giá trị và ý nghĩa

Nam Năm thứ 1: năm thứ nhất

2: năm thứ hai 3: Năm thứ 3 4: Năm thứ tư

Khoa Khoa 1: Toán – Tin học

2: CNTT 3: Hóa 4: Sinh

5: Môi trường

Gtinh Giới tính của SV 0: Nam

1: Nữ HK Hộ khẩu thường trú của SV

trước khi nhập trường

0: Các nơi khác 1: TP. HCM NH0607 Xếp loại học tập của SV

trong năm học 2006 – 2007 (dựa trên ĐTB của năm học) 0: Yếu 1: Trung bình 2: Trung bình Khá 3: Khá 4: Giỏi 5: Xuất sắc

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục NH0708 Xếp loại học tập của SV trong năm học 2007 - 2008 0: Yếu 1: Trung bình 2: Trung bình Khá 3: Khá 4: Giỏi 5: Xuất sắc NH0809 Xếp loại học tập của SV trong năm học 2008 - 2009 0: Yếu 1: Trung bình 2: Trung bình Khá 3: Khá 4: Giỏi 5: Xuất sắc NH0910 Xếp loại học tập của SV trong năm học 2009 - 2010 0: Yếu 1: Trung bình 2: Trung bình Khá 3: Khá 4: Giỏi 5: Xuất sắc

Sau khi thu thập được 795 phiếu khảo sát, tiến hành quét dữ liệu

bằng cách scan phiếu khảo sát thành ảnh và sử dụng phần mềm nhận dạng ảnh để lấy dữ liệu (giống như phần mềm chấm trắc nghiệm tuyển sinh đại học) thu được file kết quả. Các thông tin dữ liệu SV được cung cấp bởi Phòng Đào tạo của trường trong đó kết quả học tập của SV được lấy theo từng năm học tương ứng từ năm nhất đến năm tư. Thông tin của các SV tham gia khảo sát đã được mã hóa gồm: SV năm thứ, khoa, giới tính, nơi thường trú, kết quả học tập và xếp loại từng năm học (từ năm học 2006 – 2007 đến năm học 2009 – 2010), ĐTB chung và xếp loại học

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

tập chung, kết quả từng câu trả lời của từng SV.

Phần mềm thống kê SPSS dành cho Windows phiên bản 16 được sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích kết quả các câu hỏi.

3.2. Xét về nhân khẩu học của các SV tham gia khảo sát

Các biến nhân khẩu học của mẫu khảo sát được sử dụng trong nghiên cứu gồm: năm thứ, khoa, giới tính, hộ khẩu và xếp loại học tập từng năm học của SV. Bảng 3.2 và 3.3 dưới đây mô tả thông tin chung mẫu điều tra khảo sát và thống kê tần suất, tỷ lệ % của các biến nhân khẩu học.

Bảng 3.2. Bảng thống kê các yếu tố nhân khẩu học của mẫu khảo sát

Năm thứ Khoa Giới tính Hộ khẩu Xếp loại NH 06-07 Xếp loại NH 07-08 Xếp loại NH 08-09 Xếp loại NH 09-10 Số lượng Giá trị 795 795 795 789 195 395 595 795 Khuyết 0 0 0 6 600 400 200 0 Trung bình 2.49 3.01 .50 .30 1.47 1.57 1.91 2.24 % 25 1.00 2.00 .00 .00 1.00 1.00 1.00 1.00 50 2.00 3.00 .00 .00 1.00 2.00 2.00 2.00 75 3.00 4.00 1.00 1.00 2.00 2.00 3.00 3.00

Bảng 3.3. Bảng thống kê tần suất và tỷ lệ % các biến nhân khẩu học

Thông tin nhân khẩu học Tần suất % % có giá trị

Năm thứ Giá trị Năm thứ 1 200 25.2 25.2 Năm thứ 2 200 25.2 25.2 Năm thứ 3 200 25.2 25.2 Năm thứ 4 195 24.5 24.5 Khoa Giá trị Toán _ tin 160 20.1 20.1

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục Hóa 160 20.1 20.1 Sinh 160 20.1 20.1 Môi trường 160 20.1 20.1 Giới tính Giá trị Nam 400 50.3 50.3 Nữ 395 49.7 49.7 Hộ khẩu Giá trị Các tỉnh khác 551 69.3 69.8 TPHCM 238 29.9 30.2 Tổng 789 99.2 100 Khuyết 6 0.8 Xếp loại NH 06-07 Giá trị Yếu 32 4 16.4 Trung bình 67 8.4 34.4 Trung bình Khá 71 8.9 36.4 Khá 22 2.8 11.3 Giỏi 3 0.4 1.5 Tổng 195 24.5 100 Khuyết 600 75.5 Xếp loại NH 07-08 Giá trị Yếu 69 8.7 17.5 Trung bình 128 16.1 32.4 Trung bình Khá 120 15.1 30.4 Khá 58 7.3 14.7 Giỏi 20 2.5 5.1 Tổng 395 49.7 100 Khuyết 400 50.3 Xếp loại NH 08-09 Giá trị Yếu 53 6.7 8.9 Trung bình 163 20.5 27.4 Trung bình Khá 203 25.5 34.1 Khá 140 17.6 23.5 Giỏi 33 4.2 5.5 Xuất sắc 3 0.4 0.5 Tổng 595 74.8 100 Khuyết 200 25.2 Xếp loại NH 09-10 Yếu 61 7.7 7.7 Trung bình 147 18.5 18.5 Trung bình Khá 257 32.3 32.3

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục

Giỏi 88 11.1 11.1

Xuất sắc 22 2.8 2.8

Mẫu N = 795

Theo bảng số liệu trên, sự phân bố mẫu theo các yếu tố nhân khẩu học trên khá đồng đều từ giới tính, khoa, SV năm thứ. Chỉ riêng yếu tố hộ khẩu thường trú là khá lệch, khoảng 30% SV có hộ khẩu tại TP. HCM và còn lại ở các nơi khác.

3.3. Thống kê mô tả

Dùng SPSS để phân tích tần suất chọn lựa của từng câu hỏi, bảng kết quả trả lời của các SV thể hiện trong bảng 3.4:

Bảng 3.4. Bảng phân tích tần suất chọn lựa các câu hỏi

Câu hỏi Số ngƣời trả lời %

Giá trị Khuyết 25 50 75 Câu 1 794 1 2 3 3 Câu 2 794 1 3 4 4 Câu 3 795 0 3 4 4 Câu 4 794 1 2 3 4 Câu 5 795 0 4 4 5 Câu 6 793 2 3 4 4 Câu 7 794 1 3 3 4 Câu 8 795 0 4 5 5 Câu 9 794 1 3 3 4 Câu 10 793 2 3 4 4 Câu 11 795 0 3 3 4 Câu 12 792 3 3 4 4 Câu 13 787 8 3 4 4 Câu 14 791 4 3 4 4 Câu 15 792 3 3 4 4 Câu 16 794 1 4 4 4

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục Câu 18 792 3 2 3 4 Câu 19 795 0 3 4 4 Câu 20 795 0 3 4 4 Câu 21 793 2 2 2 3 Câu 22 795 0 3 4 4 Câu 23 795 0 3 4 4 Câu 24 794 1 3 3 4 Câu 25 793 2 3 4 4 Câu 26 795 0 4 4 4 Câu 27 795 0 3 3 4 Câu 28 795 0 3 4 4 Câu 29 795 0 3 3 4

Một phần của tài liệu Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói quen học tập ở đại học với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)