6. Quy trình chọn mẫu
3.3. Thống kê mô tả
Dùng SPSS để phân tích tần suất chọn lựa của từng câu hỏi, bảng kết quả trả lời của các SV thể hiện trong bảng 3.4:
Bảng 3.4. Bảng phân tích tần suất chọn lựa các câu hỏi
Câu hỏi Số ngƣời trả lời %
Giá trị Khuyết 25 50 75 Câu 1 794 1 2 3 3 Câu 2 794 1 3 4 4 Câu 3 795 0 3 4 4 Câu 4 794 1 2 3 4 Câu 5 795 0 4 4 5 Câu 6 793 2 3 4 4 Câu 7 794 1 3 3 4 Câu 8 795 0 4 5 5 Câu 9 794 1 3 3 4 Câu 10 793 2 3 4 4 Câu 11 795 0 3 3 4 Câu 12 792 3 3 4 4 Câu 13 787 8 3 4 4 Câu 14 791 4 3 4 4 Câu 15 792 3 3 4 4 Câu 16 794 1 4 4 4
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục Câu 18 792 3 2 3 4 Câu 19 795 0 3 4 4 Câu 20 795 0 3 4 4 Câu 21 793 2 2 2 3 Câu 22 795 0 3 4 4 Câu 23 795 0 3 4 4 Câu 24 794 1 3 3 4 Câu 25 793 2 3 4 4 Câu 26 795 0 4 4 4 Câu 27 795 0 3 3 4 Câu 28 795 0 3 4 4 Câu 29 795 0 3 3 4 Câu 30 795 0 3 3 4 Câu 31 794 1 3 4 4 Câu 32 794 1 4 4 5 Câu 33 795 0 4 4 5 Câu 34 794 1 4 4 5 Câu 35 795 0 4 4 5 Câu 36 795 0 3 4 4 Câu 37 795 0 4 4 5 Câu 38 795 0 4 4 5
Tần suất lựa chọn các câu hỏi thể hiện trong từng nội dung như sau (xem chi tiết tại Phụ lục 2):
THƢ VIỆN:
Trong số 795 SV tham gia khảo sát, chì có 19,2% ý kiến cho rằng Thư viện là nơi SV thường xuyên đến chứng tỏ SV không có thói quen chọn Thư viện làm nơi thường đến để học, tuy nhiên trên 50% đồng ý rằng Thư viện là nơi tra cứu thông tin và tài liệu phục vụ cho việc học và 43,7% ý kiến cho
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
rằng Thư viện là nơi tìm kiếm thông tin lý thú liên quan đến môn học. Hiện tại, với mạng lưới CNTT ngày càng hiện đại và rộng khắp, SV vẫn có thể tự tìm kiếm tài liệu trên mạng mà không cần phải vào thư viện và việc có sử dụng thư viện hay không chẳng có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của SV như lời khẳng định của một SV khi tham gia PVS “Em thƣờng tự tìm kiếm thông tin và tài liệu trên mạng để phục vụ cho việc học, mặc dù em rất ít khi đến Thƣ viện nhƣng việc này chẳng có ảnh hƣởng gì đáng kể đến kết quả
học tập của em” – PVS 2, nữ, SV năm thứ tƣ.
MÁY TÍNH VÀ CNTT:
Khoa học và CNTT đang phát triển như vũ bão tất nhiên sẽ có ảnh hưởng không ít đến giới trẻ ngày nay nói chung và với SV nói riêng. Do đó, trên 65% ý kiến cho rằng SV thường xuyên sử dụng máy tính và email cá nhân để phục vụ cho việc học của mình, đó là điều tất yếu.
Tuy nhiên, chỉ có 36,2% ý kiến cho rằng SV thường xuyên tham gia thảo luận trên diễn đàn của trường, lớp. Điều này cũng thể hiện đó là một thói quen học tập còn thụ động, nhút nhát của SV nhưng lại có 90,3% ý kiến đồng ý rằng họ thường xuyên sử dụng Internet để tìm kiếm tài liệu, thông tin cho việc học chứng tỏ ý thức tự giác học tập của SV đã được nâng cao hơn và SV cũng dần thích nghi được với môi trường học tập mới.
HỌC TRÊN LỚP:
Thật đáng lo ngại khi chỉ có 30,8% SV tham gia khảo sát cho rằng họ thường chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Điều này thể hiện phần nào về tình trạng học và thi đối phó của một số SV hiện nay như phản ánh sau của một
SV “ Đối với các môn học không phải thuộc chuyên ngành, em chỉ học và cố
gắng thi đậu thôi, không quan tâm điểm cao hay thấp và cũng không phải tìm
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Có 61,4% ý kiến cho rằng SV thường chăm chú theo dõi bài giảng của giảng viên và thói quen học tập này đã được hình thành từ khi còn học phổ thông và vẫn còn được SV giữ khi vào đại học.
Tuy nhiên, chỉ có 44,3% SV được khảo sát trả lòi thường xuyên tham gia các cuộc thảo luận tại lớp. Đây là một thói quen học tập tốt giúp phát huy tính tích cực học tập của SV nhưng lại chưa được SV vận dụng một cách tốt nhất trong việc học của mình.
Trên 50% ý kiến đồng ý SV thường tham gia thuyết trình, học nhóm và đã tìm hiểu kỹ chương trình đào tạo của chuyên ngành mà họ đang theo học, đây cũng có thể là nguồn động lực, tạo cho SV hứng thú học tập giúp SV học được tốt hơn trong việc đạt được mục đích của mình trên con đường học thuật.
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:
Có trên 50% ý kiến đồng ý rằng SV thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, riêng SV dành thời gian cho việc tự học chiếm đến 76,8%. Tuy nhiên chỉ có 29,2 % SV hiện đang có công việc làm thêm và 13,5% SV tham gia NCKH. Ngoài ra, có 55,8% SV cho rằng ngoài giở học chính khóa, họ còn tham gia học thêm ngoại ngữ, vi tính hoặc kỹ năng mềm khác nhằm mở rộng thêm kiến thức của mình.
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC:
Có 80,8% SV thường học hỏi kinh nghiệm học tập từ giáo viên và bạn bè và cũng có trên 50% ý kiến đồng ý SV có thực hiện các hoạt động tự học, lập kế hoạch và thời khóa biểu học cho riêng mình nhưng cũng có ít hơn 50% ý kiến cho rằng SV thường ghi chú các đặc điểm quan trọng cho từng môn học, bởi vì việc làm này đòi hỏi SV phải chịu khó và học tập phải nghiêm túc.
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
QUAN NIỆM VÀ THÓI QUEN HỌC TẬP:
Có ít hơn 50% ý kiến cho rằng SV có thói quen xem bài trước và sau buổi học chứng tỏ SV còn chưa tích cực trong việc học của mình nhưng đáng mừng là có 75,4% SV quan niệm rằng học tập là việc cần làm suốt đời, việc này sẽ hướng SV có kỹ năng nhận thức việc học một cách tốt hơn để từ đó phấn đấu học tập đạt kết quả tốt và cũng có trên 80% ý kiến đồng ý rằng thói quen học tập của SV đã thay đổi so với khi học ở phổ thông và việc thay đổi này là cần thiết.
Khẳng định sau đây của một SV càng chứng minh cho điều đó góp phần làm rõ câu hỏi của nghiên cứu này “Đã là thói quen thì khó có thể bỏ đƣợc nhƣng có thể thay đổi, trƣớc khi vào đại học, em quan niệm học chỉ để lấy đƣợc cái bằng tốt nghiệp còn bây giờ thì em đã quan niệm khác hơn, học cần phải hiểu kỹ, hiểu sâu để có những kiến thức và kỹ năng để vận dụng vào cuộc sống. Bắt đầu vào năm đầu đại học, em phải thay đổi dần thói quen học tập của mình so với khi còn học ở phổ thông để thích nghi với cách học ở đại
học, đối với các môn chuyên ngành, em càng phải tự học nhiều hơn” – PVS
4, nam, SV năm thứ tƣ. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Có 92,3% ý kiến đồng ý rằng quan niệm và thói quen học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV. Điều này càng được khẳng định rõ khi phỏng vấn sâu SV “Khi mới vào học năm đầu đại học, em rất bỡ ngỡ và cách học ở phổ thông không thể giúp em thích nghi ngay với chƣơng trình học chế tín chỉ của trƣờng, do đó kết quả học tập của em không đƣợc tốt lắm nhƣng bây giờ thói quen học của em đã thay đổi so với khi còn học phổ thông và kết
quả học của em cũng khả quan hơn” – PVS 6, nam, SV năm thứ hai.
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
quen học tập ở phổ thông và 19% cho rằng điều này không đúng lắm. Ý nghĩa của việc trả lời “Không đúng lắm” là bởi “Quan niệm và thói quen học tập của em đã bắt đầu thay đổi khi vào học đại học, có nhƣ vậy mới giúp em học
tập tốt hơn” – PVS 8, nam , SV năm thứ nhất.
Việc SV cần được tư vấn để điều chỉnh quan niệm và thói quen học tập có từ phổ thông được 89% ý kiến đồng tình nhưng thực tế tại các trường đại học hầu như vấn đề này còn mang nặng tính lý thuyết mà chưa được thực hành, có chăng là do SV tự nhận thức được tầm quan trọng của nó từ phương pháp dạy và học của các giảng viên.
Đồng thời, cũng có 89,2% ý kiến đồng ý rằng cách dạy của giáo viên có ảnh hưởng lớn nhất đến quan niệm và thói quen học tập của SV. Điều này là tất yếu, chẳng có gì phải tranh luận. Thầy mà dạy thụ động thì tất nhiên trò sẽ tiếp thu một cách thụ động, chẳng cần phải tìm kiếm thêm tư liệu gì để bổ sung vào kho kiến thức của mình, ngược lại, Thầy muốn trò tiếp thu kiến thức một cách chủ động với vai trò Thầy là người hướng dẫn còn trò phải tự tìm kiếm, khám phá tri thức thì để đạt được kết quả mong muốn, ắt hẳn trò phải chủ động học tập, phải tự học mà thôi.