• Tập trung đầu tư sức mạnh sản xuất trên cơ sở sắp xếp lại các nghành sản xuất và bố trí lại cơ cấu đầu tư, cơ cấu tiêu dùng. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo ra nhiều loại hàng hóa cho xã hội. Việc điều chỉnh cơ cấu nói chung chúng ta đã bắt đầu tiến hành nhưng trên thực tế chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu đầu tư, vốn, vật tư, kỹ thuật, lao động về cơ bản vẫn theo nếp cũ. Nhà nước cần có những biện pháp kiên quyết và kịp thời, mạnh dạn cắt bỏ những công trình không cần thiết, hạn chế hoặc không cấp vốn đầu tư cho những xí nghiệp sản xuất kém, ưu tiên đầu tư cho những đơn vị sản xuất có hiệu quả.
• Phấn đấu giảm mức hụt ngân sách
- Bộ tài chính cần thông báo chính xác mức thâm hụt thu chi ngân sách. Kiểm kê tài sản, bất động sản, ấn định giá đất, giá nhà để bán và cho thuê, tăng thu nhập cho ngân sách.
- Giảm chi: rà soát lại các khoản chi, thực hiện một chính sách chi tiêu nghiêm ngặt. Thực hiện chính sách tiết kiệm gắn liền với chống tham ô, lãng phí ngay từ cơ quan nhà nước.
- Vay vốn trong dân: tiềm năng này còn rất lớn. Theo con số Hội đồng Vàng thế giới cung cấp cho Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Nhà nước cần có chính sách thực tế để tạo lòng tin cho dân, có chính sách thỏa đáng để thu hút vốn trong dân
- Tăng cường chức năng quản lý vĩ mô của ngân hàng nhà nước. Sử dụng hiệu quả các công cụ như: lãi suất, tỷ giá, kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu, công trái, nâng cao hiệu quản sản xuất kinh tế của vốn tín dụng.
- Chấn chỉnh hệ thống tài chính: sử dụng hợp lý các nguồn chi tiêu, chống thất thu thuế dưới mọi hình thức
- Chủ động điều tiết cung, cầu, cải tiến chế độ tiền lương