Quan điểm và định hướng gia tăng khả năng tiêu thụ sảnphẩm dây cáp điện

Một phần của tài liệu Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội (Trang 40)

điện

Mục tiêu của chiến lược phát triển gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện là phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững. Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Phải gắn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩn với ổn định việc làm cho nhân viên, đảm bảo chất lượng và uy tín của công ty.Phát triển thị trường trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững. Phát triển thị trường luôn là động lực chính của tồn tại, tăng trưởng và phát triển của công ty. Vì vậy, cần phải kiên trì định hướng phát triển cả thị trường và uy tín công ty. Đây là chủ trương cần được quán triệt trong kế hoạch chính sách phát triển của công ty. Để nâng cao chất lượng phát triển thị trường gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện, công ty cần nhanh chóng lập mô hình phát triển. Từ trước đến nay chủ yếu công ty dựa vào lợi thế là đại lý chính thức của các thương hiệu dây cáp điện nổi tiếng trên thế giới tạo ra uy tín và danh tiếng trên thị trường, thuyết phục khách hàng mới để phát triển mở rộng

tiêu thụ sản phẩm. Mô hình tăng trưởng mới là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào việc khai thác lợi thế để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ việc dựa chủ yếu vào lợi thế sẵn có (tĩnh) sang lợi thế động là nhân tố quyết định chất lượng tăng trưởng; duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường,do đó, hạn chế được rủi ro khi thị trường thế giới biến động bất lợi.Trong giai đoạn tới, chất lượng phát triển phải là mục tiêu hàng đầu. Cần khắc phục tư tưởng coi trọng số lượng, chạy theo thành tích cục bộ và ngắn hạn. Nhiều chỉ tiêu trong giai đoạn vừa qua chỉ phản ánh về mặt số lượng mà chưa phán ánh được hiệu quả đầu tư. Gần đây công tyđã đầu tư quá mức cho phát triển thị trường mà chưa tính toán đến hiệu quả của nó. Điều này dẫn đến sự hao phí nguồn lực, sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư.Trước hết, tăng trưởng phát triển thị trường phải trên cơ sở khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực. Cùng với phát triển thị trường thì công ty thực hiện các chính sách phát triển khác bổ sung hỗ trợ nhau đưa công ty lớn mạnh:

Phát triển nguồn lực: hiện tại, với đội ngũ nhân viên đều có thâm niên công tác ngay từ những này đầu thành lập công ty. Công ty luôn tạo mọi điều kiện để cho các nhân viên phát triển, luôn phát huy điểm mạnh của từng cá nhân vào công việc chung của tập thể. Sắp tới công ty sẽ có những chính sách đào tạo nghiệp vụ riêng cho các CBCNV trong công ty. Vừa để nâng cao nghiệp vụ, tạo niềm tin và phục vụ tốt hơn cho công việc.Tích cực nâng cao trình độ tay nghề, nghiệp vụ cho công nhân viên và cán bộ quản lý thông qua các hình thức đào tạo và đào tạo lại, các khóa bổ túc nghiệp vụ

Chính sách mở rộng quy mô: cũng giống như phần lớn các doanh nghiệp hiện nay, công ty TNHH thương mại và dịch vụ TCT phải đối mặt với vấn đề khó khăn là thiếu vốn để đầu tư cải tiến kĩ thuật và mở rộng quy mô kinh doanh. Nguồn vốn của công ty chủ yếu dự vào vốn vay ngân hàng và vốn do hội đồng thành viên đóng góp, vốn tự có. Vì vậy công ty đưa ra giải phát huy động vốn từ người lao động. Các nhân viên nếu có tiền rảnh rỗi có thể góp vốn vào công ty sẽ được lãi theo tỉ lệ lợi nhuận của công ty. Nhờ vậy mà công ty có được nguồn vốn đa dạng và giữ được ổn định khi nền kinh tế khó khăn.

Chính sách phát triển thương hiệu: là chính sách đang được công ty quan tâm trong những năm gần đây. Thương hiệu càng được biết đến thì hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao. Trong thời gian tới công ty tiếp tục đầu tư cho quảng bá thương hiệu để mở rộng thị phần và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.

Tiếp tục mở rộng về quy mô, giữ vững thị phần tại thị trường Hà Nội. Đồng thời mở rộng sang các tỉnh thành lân cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng sang thị trường nước ngoài,...

Tiếp tục bổ sung nguồn vốn kinh doanh phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp.

Về máy móc, thiết bị: công ty tăng cường đầu tư theo chiều sâu vào máy móc, thiết bị thông qua việc thay thế các máy móc thiết bị cũ bằng những máy móc thiết bị tiên tiến, những dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động, bán tự động nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

3.2. Các đề xuất mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện3.2.1. Chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội (Trang 40)