• Chính sách thúc đẩy tăng trưởng: đó là các chính sách thu hút đầu tư, phát triển khoa học công nghệ
Hiện nay, Nhu cầu về dây cáp điện không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng nên Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ cho kinh doanh dây cáp điện, đặc biệt là hỗ trợ cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm thuế nhập khẩu, thủ tục hành chính rút gọn. Điều đó tạo điều kiện tốt cho việc tìm kiếm nguồn hàng từ nước ngoài. Đồng thời cũng tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp thực hiện khâu phân phối.
• Chính sách tỷ giá: Giai đoạn gần đây,Nhà nước có những đợt điều chỉnh tỷ giá mới để việc phát triển kinh tế Việt nam phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới.
Nhà nước hạ thấp giá VND khiến việc nhập một số nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài tăng cao. Tuy nhiên, cùng với đó thì việc hạ tỷ giá VND lại thúc đẩy xuất khẩu. Như vậy việc hạ thấp tỷ giá VND làm tăng giá một số nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài nhưng lại có tác động tích cực đến việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
• Kiềm chế lạm phát: Đây là chính sách mà Nhà nước áp dụng nhiều trong suốt những năm qua. Bởi vì lạm phát không chỉ ảnh hưởng đến một ngành, một lĩnh vực trong nền kinh tế mà nó ảnh hưởng đến tất cả các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy Nhà nước đã có nhiều những biện pháp để kiềm chế lạm phát nhưng lạm phát ở nước ta vẫn diễn ra với tốc độ cao.
Các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ có giúp doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện bình ổn giá hơn. Tuy nhiên, các biện phát kiềm chế lạm phát không thể được sử dụng triệt để do mối quan hệ đánh đổi giữa lạn phát và các yếu tố khác như thất nghiệp...nên các biện phát kiềm chế lạm phát cũng chưa đem lại được nhiều tác dụng rõ rệt. Nên Nhà nước cần đẩy mạnh và tìm ra những biện pháp kiềm chế lạm phát triệt để hơn để giảm tốc độ lạm phát xuống giúp các doanh nghiệp ổn định phát triển.
2.2. Phân tích thực trạng tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh và tiêuthụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH TM & DV TCT