Để hiểu rõ về ảnh hưởng của lạm phát tới mở rộng thị trường và thị phần, trước tiên chúng ta đi tìm hiểu về vai trò của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thỏa mãn các nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới.Trong cơ chế thị trường, thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường vừa là động lực, vừa là thước đo kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Thị trường là động lực: Thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại phải luôn nắm bắt được các nhu cầu đó. Ngày nay, mức sống của người dân được nâng lên một cách rõ rệt, do đó khả năng chi tiêu của họ cũng cao hơn. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh cạnh tranh giành giật khách hàng một cách quyết liệt bởi vì thị trường có chấp nhận thì doanh nghiệp mới tồn tại được, ngược lại, sẽ bị phá sản. Do đó, thị trường là động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thị trường là thước đo: Thị trường cũng có vai trò thẩm định tính khả thi và hiệu quả của các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các tình huống khó khăn đòi hỏi phải có sự phân tích, cân nhắc trước khi ra quyết định. Mỗi một quyết định đều có ảnh hưởng nhất định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thị trường có chấp nhận, khách hàng có hài lòng thì mới chứng minh được phương án kinh doanh đó là có hiệu quả và ngược lại. Như vậy, thị trường là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của phát triển thị trường sản phẩm đối với doanh nghiệp: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, thị trường luôn ở vị trí trung tâm.Thị trường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì thị trường là mục tiêu kinh doanh và cũng là môi trường của hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
Thị trường tiêu thụ quyết đinh sự sống còn của doanh nghiệp.Thông qua hoạt động mua bán trên thị trường, các doanh nghiệp đạt được mục tiêu chính của mình là tìm kiếm lợi nhuận. Thị trường càng lớn thì hàng hoá tiêu thụ càng nhiều, còn thị trường bị thu hẹp hay doanh nghiệp bị mất thị trường thì doanh nghiệp sẽ bị suy thoái, không thể tồn tại lâu. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với những tiến bộ khoa học mới làm biến chuyển công nghệ sản xuất, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.Nhu cầu tiêu dùng cũng vì thế ngày một nâng cao.Bất kỳ doanh nghiệp
nào cho dù đang đứng trên đỉnh cao của sự thành đạt cũng có thể bị lùi lại phía sau nếu không nắm bắt được thị trường một cách kịp thời. Ngược lại, cho dù doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực của sự phá sản cũng có thể vươn lên chiếm lĩnh và làm chủ thị truờng nếu họ nhạy bén, phát hiện ra xu thế của thị trư¬ờng hay những kẽ hở thị trường mà mình có thể len vào được. Do vậy, thị trường phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp. Thị trường điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trong cơ chế thị trường, việc quyết định sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai không phải do doanh nghiệp tự quyết định theo ý muốn chủ quan của mình mà phải do nhu cầu của người tiêu dùng. Vì mục đích của nhà sản xuất kinh doanh là thu lợi nhuận thông qua việc đem bán, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần chứ không phải kinh doanh cái mà doanh nghiệp có nên họ luôn cố gắng xác định nhu cầu của khách hàng qua các yếu tố của thị trường như cung, cầu, giá cả…thị trường luôn tồn tại khách quan, các doanh nghiệp muốn đạt được thành công đều phải thích ứng cùng với thị trường để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu lợi nhuận. Có nhiều cách để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp như nâng giá trong điều kiện bán ra không đổi...nhưng những cách đó rất khó thực hiện khi có nhiều sản phẩm cạnh tranh nhau trên thị trường. Do đó muốn gia tăng lợi nhuận thì cách tốt nhất là doanh nghiệp phải tiêu thụ được thêm nhiều hàng hoá, nghĩa là phải phát triển được thị trường, thu hút được thêm nhiều khách hàng mua và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Phát triển thị trường giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, tăng thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, thị trường trong nước, khu vực, và thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp trong nước luôn phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ trong nước cũng như trên thế giới. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và phát triển thị trường của mình. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng lựa chọn thì uy tín của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng và càng tạo thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp
Với tầm quan trọng của phát triển thị trường và thị phần như vậy, nhưng lạm phát lại làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, do đó ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các kế hoạch mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Từ những năm đầu thành lập công ty đã phải chịu tác động xấu rất nhiều từ lạm phát cao từ năm 2008 đến năm 2011. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây nền kinh tế đang ổn định dần và lạm phát giữ ở mức thấp đã tạo điều kiện rất tốt cho công tác mở rộng thị trường của công ty. Từ là một công ty nhỏ mới thành lập kinh doanh trong linh vực
phân phối dây cáp điện, do nắm bắt được thời cơ phát triển thị trường công ty đã lớn mạnh mà có thị phần không hề nhỏ. Công ty đang mở rộng vùng phân phối của minh trên toàn miền Bắc đặc biệt giữ thị phần lớn trên địa bàn Hà Nội. Mục tiêu của công ty là trở thành phà phân phối dây cáp điện lớn nhất miền Bắc và mục tiêu đó đang dần được thực hiện từng bước vững chắc