Ảnh hưởng của lạm phát tới nguồn vốn và hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội (Trang 33 - 34)

Do lạm phát cao và để kiềm chế lạm phát, Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã đưa ra những chủ trương “Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt..”. Trong quá trình thực hiện chủ trương này, bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái của chính sách này dẫn tới tình trạng khát vốn và gây ra không ít khó khăn cho nhiều doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ TCT nói riêng. Từ tháng 3/2011, với mục đích hạn chế tăng trưởng tín dụng, xử lý tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động nhằm thu hút các nguồn tiền gửi từ dân cư, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện một loạt các biện pháp áp trần lãi suất huy động đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VNĐ). Nhưng phải đến cuối năm 2012, chính sách thắt chặt tiền tệ mới bắt đầu có kết quả tích cực. Mặt trái của chính sách đó là tình trạng khát vốn, đẩy hầu hết các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn. Công ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ TCT cũng nằm trong tình trạng chung đó. Nguồn vốn vay từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh giảm sút đáng kể, làm giảm sút về sản lượng hàng hóa bán ra thị trường. Giá trị vốn hàng bán năm 2011 từ 34,2 tỷ đã giảm xuống chỉ còn 18,2 tỷ đồng. Trước tình hình đó ban lãnh đạo công ty đã có rất nhiều biện pháp để hạn chế phần nào đó về

nguồn vốn huy động. Công ty đã phải vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất khá cao 16%/ năm, phần còn lại huy động được từ thế chấp tài sản và vay mượn của bạn bè, nhân viên công ty.

Một phần của tài liệu Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w