Quan điểm về lạm phát và định hướng kiềm chế lạm phát

Một phần của tài liệu Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội (Trang 39 - 40)

+ Quan điểm về lạm phát:

Lạm phát có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết lạm phát có cả tác động tiêu cực và tích cực tuy nhiên tác động tiêu cực là chủ yếu.

Tác động tích cực của lạm phát tới doanh nghiệp: khi lạm phát xảy ra, làm chi phí đầu vào đều tăng. Tuy nhiên đây là tình trạng chung của toàn nền kinh tế. Các doanh nghiệp khác trong ngành phân phối dây cáp điện cũng phải chịu sự ảnh hưởng chung này. Dựa vào đặc điểm này, công ty đã lỗ lực tìm kiếm các nhà cung ứng tốt với giá thành hợp lý nên đã tiết kiệm được một phần chi phí so với một số doanh nghiệp khác. Điều đó cũng tạo nên một phần lợi thế cho công ty so với những công ty khác.

Tác động tiêu cực của lạm phát tới công ty: khi lạm phát xảy ra công ty đã gặp phải nhiều khó khăn chủ yếu như:

- Lạm phát tăng, giá cả leo thang, chi phí đầu vào tăng cao do giá vốn, chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, giá điện, nước... Đếu tăng, cùng với đó các khoản chi phí trung gian khác cũng tăng kéo theo sự tảng giá đáng kể của chi phí đầu vào.

- Khó khăn trong đầu ra: Trong thời kỳ lạm phát xảy ra, thu nhập thực tế của dân cư giảm nên nhu cầu thực tế trong dân cư cũng giảm, các nhà đầu tư cũng hạn chế đầu tư vào thời điểm này, ko có nhiều công trình lớn cần số lượng dây cáp điện nhiều

- Sự biến động không ngừng của thị trường vào thời kỳ lạm phát, Đặc biệt là mặt hàng kinh doanh của công ty đều là do nhập khẩu nên rất nhạy cảm, khiến cho công ty khó khăn trong việc nắm bắt được tình hình thị trường. Thông tin về thị trường, diễn biến về lạm phát không được thu thập đầy đủ.

- Lạm phát xảy ra khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong khâu huy động vốn kinh doanh. Các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay, công ty phải huy động vốn bằng mọi cách trong khi đó công ty không thể cắt giảm chi phí kinh doanh một cách bừa bãi.

+ Định hướng kiềm chế lạm phát:

Phát huy lợi thế sẵn có và chớp lấy thời cơ do lạm phát mang lại như: khai thác tối đa lượng khách hàng truyền thống, giữ vững mối quan hệ tốt với nhà cung ứng....

Sử dụng vốn có hiệu quả, đa dạng các kênh huy động vốn

Tiết giảm hơn nữa mọi chi phí nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, nâng cao năng suất lao động là biện pháp cơ bản được doanh nghiệp tính đến.

Mặt khác, doanh nghiệp vẫn phải có phương án tăng lương, giúp người lao động bù đắp chi phí trong sinh hoạt, bảo đảm cuộc sống. Doanh nghiệp cũng sẽ thống nhất ưu tiên bảo đảm việc làm cho người lao động bằng việc duy trì các hợp đồng sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước

Doanh nghiệp chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí chấp nhận lỗ để giữ vững thị phần.

Tiết kiệm vốn, tăng hệ số quay vòng vốn, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội (Trang 39 - 40)