Chính xác của tập số liệu kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VÀ ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ CÁC SỐ LIỆU TRONG PHÂN TÍCH (Trang 30 - 31)

X−X n Người ta cũng lập được một bảng giá

2.2.chính xác của tập số liệu kết quả thực nghiệm.

Vì trung bình cộng biểu diễn độ tập trung của các giá trị thực nghiệm nên độ chính xác của tập số liệu kết quả nghiên cứu được đánh giá thông qua giá trị trung bình cộng. Giá trị trung bình cộng mà sai khác với giá trị thật càng nhỏ thì độ chính xác của nghiên cứu càng lớn và ngược lại.

Nguyên nhân dẫn đến độ chính xác kém có thể là:

- Chọn mẫu không đúng về chất lượng và số lượng - Giải pháp đo số liệu không chính xác

2.3.Độ sai biệt của tập số liệu kết quả thực nghiệm:

Vì phương sai biểu diễn độ sai biệt trung bình của các giá trị trong tập số liệu kết quả nghiên cứu so với giá trị trung bình. Phương sai càng nhỏ thì độ sai biệt càng nhỏ và ngược lại.

Nguyên nhân chính dẫn đến độ sai biệt lớn:

- Chọn mẫu về chất lượng và số lượng không đặc trưng cho mục tiêu nghiên cứu. - Tay nghề người làm nghiên cứu kém, không thu thập được số đo.

Độ chính xác chỉ sự phù hợp giữa giá trị đo được và giá trị đúng được chấp nhận. Dựa trên sự so sánh với các mẫu chuẩn tương tự, ta có thể xây dựng một giả thiết hợp lí về độ chính xác của phương pháp, tất nhiên là trong phạm vi giới hạn tin cậy của mẫu chuẩn và của các phép đo.

Độ lặp lại chỉ mức độ phù hợp giữa các kết quả đo cùng một mẫu. Hay nói cách khác, nó chỉ mức độ lặp lại của các kết quả thu được. 1 kết quả chính xác chưa chắc đã có độ lặp lại cao và ngược lại. Tuy nhiên, thông thường, nếu 1 kết quả không có độ lặp lại tốt thì khó có thể là kết quả đúng được.

Thực ra giá trị trung bình cộng X cũng phản ánh phần nào độ sai biệt khi so với giá trị thật và ngược lại giá trị phương sai S2 cũng phản ánh phần nào độ chính xác khi độ sai biệt nhỏ. Tuy nhên mỗi đại lượng có tính trội biểu diễn cho độ chính xác và độ sai biệt khác nhau:

X có tính trội phản ánh độ chính xác, S2 có tính trội phản ánh độ sai biệt. Hình 2.1- Minh hoạ độ chính xác và độ sai biệt.

Đúng - Tốt Sai số ngẫu nhiên Sai số hệ thống

I II III

Độ sai biệt (Precision) Cực kỳ nhỏ lớn nhỏ

Độ chính xác (Accuracy) Cực kỳ tốt Tốt Tồi

Trong minh hoạ trên, hình (I), ta thấy kết quả thoả mãn cả độ chính xác và độ lặp lại, hình hai (II) không lặp lại cũng không chính xác, h ình ba (III) lặp lại mà không chính xác. Ta có thể từ đó rút ra rằng trong bất cứ trường hợp nào, độ lặp lại cũng là điều kiện cần để có độ chính xác, hay nói cách khác, trong thực nghiệm, ta luôn luôn cố gắng thu được kết quả gần nhau để vó thể thu được độ lặp lại tốt hơn, trong khi ngầm hiểu là để thu được kết quả có độ chính xác cao hơn.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VÀ ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ CÁC SỐ LIỆU TRONG PHÂN TÍCH (Trang 30 - 31)