Saisố hệ thống:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VÀ ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ CÁC SỐ LIỆU TRONG PHÂN TÍCH (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ TẬP SỐ LIỆU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1.3- Saisố hệ thống:

ΔX = X́ -µ ≠ 0 2.3

Nếu hiệu số này là đáng tin cậy tức là khác không là đáng tin cậy thì nghiên cứu đã mắc sai số hệ thống. Khi đó giá trị Xi tập trung về một phía của giá trị thực trên trục số. Sai số hệ thống có thể tìm được nguyên nhân gây sai số hệ thống để loại bỏ.

Trong các phép đo, có hai loại sai số, trong đó có sai số hệ thống. Sai số hệ thống có thể xác định được và có thể tránh hoặc hiệu chỉnh được. Nó có thể là một hằng số trong trường hợp ta sử dụng 1 cái cân. Tuy nhiên, sai số hệ thống cũng có thể thay đổi nhưng nó phải được tính đến và hiệu chỉnh, thí dụ như khi ta làm thí nghiệm với buret, với những thể tích khác nhau thì ta sẽ có sai số khác nhau.

Sai số hệ thống có thể tỉ lệ với thể tích, khối lượng... của mẫu hoặc có thể thay đổi 1 cách phức tạp. Nói chung, ta khó có thể khống chế được sai số hệ thống, ví dụ như ta có thể bị mất 1 ít kết tủa do sự hoà tan, sự cộng kết, sai số thu được âm. Do nhiều yếu tố như nhiết độ (có thể ảnh hưởng tới thể tích...) mà sai số có thể biến đổi 1 cách ngẫu nhiên. Những sai số xác định được trong phép đo như thế gọi là sai số hệ thống.

Một vài sai số hệ thống thường gặp:

- Sai số do dụng cụ, thiết bị, hốa chất như cân, đồ dùng thuỷ tinh chưa hiệu chỉnh. - Sai số trong khi tiến hành. Nó có các nguyên nhân sau: do người làm thí nghiệm (mà

có thể hạn chế do kinh nghiệm, do sự cẩn thận trong các thao tác), do các yếu tố khách quan khác như tính trong suốt của dung dịch, mẫu chưa được sấy khô hoàn toàn... Những yếu tố này khó có thể được khắc phục. Do các phép toán gần đúng và ý thức chủ quan của người làm, ta cũng gặp phải sai số.

- Sai số của phương pháp. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất trong phép phân tích. Phần lớn những yếu tố gây sai số kể trên có thể được khắc phục và hạn chế, nhưng sai số do phương pháp thì luôn luôn là hằng số trừ phi ta thay đổi điều kiện tiến hành. Những nguyên nhân đưa đến sai số hệ thống là sự hoà tan một phần của kết tủa, sự cộng kết, phản ứng xảy ra không hoàn toàn, tác nhân không tinh khiết, các phản ứng phụ... Khi sai số vượt quá giới hạn cho phép thì cần phải tìm ra những phương thức mới. Tuy nhiên đôi lúc ta vẫn bị buộc phải chấp nhận 1 phương pháp cho sẵn mà không được lựa chọn 1 phương pháp tốt hơn (ví dụ như do điều kiện của phòng thí nghiệm...)

Sai số hệ thống có tính cộng và tính nhân, nó phụ thuộc vào tính chất của sai số và phụ thuộc vào phương pháp tính. Để kiểm tra sai số hệ thống trong phép phân tích, trong thực hành, ta thường tiến hành với một lượng chuẩn mẫu đã biết. Nhờ đó, ta có thể hạn chế sai số hệ thống do phương pháp và do dụng cụ.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VÀ ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ CÁC SỐ LIỆU TRONG PHÂN TÍCH (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w