Phụ lục 1: Danh sách những câu hỏi thông thường được sử dụng trong các cuộc tham vấn

Một phần của tài liệu TIẾNG NÓI CỦA CHÚNG TÔI, TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TÔI Báo cáo Tổng hợp Quá trình Tham vấn tại Việt Nam về Chương trình phát triển sau năm 2015 (Trang 47)

dụng trong các cuộc tham vấn

Danh sách các câu hỏi chung thông thường được nhất trí bởi các cơ quan bao gồm:

• Thay đổi nào mà anh chị muốn thấy trong cuộc sống của mình sau năm 2015? Điều mà anh chị nghĩ ngăn cản mình/cộng đồng mình đạt được những thay đổi đó? Điều mà anh chị nghĩ cần thiết để những thay đổi đó có thể diễn ra?

• Thay đổi nào mà anh chị nghĩ rằng cần nhất ở Việt Nam sau 2015? Điều gì cần diễn ra để những thay đổi ấy có thể thành hiện thực?

• Tại sao những vấn đề (và thách thức) anh chị đã nhận diện lại quan trọng?

• Nguyên nhân đằng sau những thách thức hoặc rào cản mà có thể sẽ ngăn anh chị đến được với mục tiêu của mình?

• Những cá nhân hoặc tổ chức nào đó có thể giúp đỡ hoặc đóng vai trò trong việc hỗ trợ anh chị hay cộng đồng vượt qua những thách thức và cải thiện đời sống? (Hãy giải thích có tham chiếu tới mỗi cá nhân/tổ chức đó)

• Anh chị có nghĩ rằng tự bản thân mình có thể giải quyết những khó khăn, thách thức ấy và tạo ra sự khác biệt hay không? Điều gì (hoặc ai đó) mà anh chị cần có để điều đó diễn ra?

• Anh chị nghĩ sự thay đổi tốt nhất có thể đến với cuộc sống của mình hoặc với đất nước mình như thế nào? Liệu sẽ có sự khác biệt sau năm 2015 không, và nếu vậy sự khác biệt ra sao?

• Anh chị muốn thấy những thay đổi đó diễn ra khi nào?

Nằm trong chiến lược đảm bảo vấn đề giới được đề cập trong tất cả các buổi tham vấn, hai câu hỏi sau đã được sử dụng:

• Sự khác biệt về nguyện vọng và thách thức đối với nam giới và phụ nữ, trẻ em gái và trẻ em trai là gì?

• Đâu là lý do của những khác biệt này?

Câu hỏi và chủ đề thảo luận với nhóm khu vực tư nhân cũng được thiết kế riêng để phù hợp với nhóm bao gồm các câu hỏi sau:

Là gì:

• Doanh nghiệp mong muốn gì trong nền kinh tế ngày càng hội nhập/từ mô hình tăng trưởng mới/về chất lượng lao động/từ chính sách và khung pháp lý sau năm 2015? (Mục tiêu)

• Doanh nghiệp có điểm mạnh gì khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu/khi triển khai mô hình tăng trưởng mới/về lao động/để thích ứng với những thay đổi về chính sách, khung pháp lý mới ? (Cơ hội)

• Doanh nghiệp gặp khó khăn/thách thức gì khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu/khi giải quyết các vấn đề/yêu cầu về môi trường/liên quan đến lao động/khi thích ứng với những thay đổi về chính sách và khung pháp lý?

Tại sao:

• Tại sao doanh nghiệp lại có khát vọng đó? • Tại sao doanh nghiệp lại có thế mạnh đó? • Tại sao doanh nghiệp lại có thách thức đó? Bằng cách nào:

• Làm thế nào để xây dựng thế mạnh của doanh nghiệp?

• Làm thế nào doanh nghiệp có thể vượt qua được các thách thức? Ai:

• Bên liên quan nào tham gia giải quyết vấn đề của doanh nghiệp? • Doanh nghiệp có thể làm gì?

• Các bên liên quan khác có thể làm gì/hỗ trợ gì? • Là gì/ Khi nào:

• Đâu là vấn đề cấp thiết nhất?

• Mức độ phức tạp/tính khả thi của doanh nghiệp?

Những câu hỏi được thiết kế cho nhóm những người cao tuổi bao gồm:

• Người cao tuổi nhìn nhận vai trò/giá trị/đóng góp của mình với gia đình và cộng đồng như thế nào?

• Quan điểm của họ về những điều kiện hiện tại của những người cao tuổi;

• Những điều kiện hiện tại đó sẽ ra sao trong 10 – 20 năm nữa theo quan điểm của nhưng người cao tuổi?

• Những gợi ý của người cao tuổi về điều nên được duy trì, tăng cường và điều gì nên xoá bỏ? Một tương lai lý tưởng nên như thế nào?

• Ý kiến của người cao tuổi về những vấn đề họ phải đối diện hoặc những vấn đề tiềm ẩn trong tương lai?

Một phần của tài liệu TIẾNG NÓI CỦA CHÚNG TÔI, TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TÔI Báo cáo Tổng hợp Quá trình Tham vấn tại Việt Nam về Chương trình phát triển sau năm 2015 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)