Giáo dục và đào tạo nghề

Một phần của tài liệu TIẾNG NÓI CỦA CHÚNG TÔI, TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TÔI Báo cáo Tổng hợp Quá trình Tham vấn tại Việt Nam về Chương trình phát triển sau năm 2015 (Trang 45)

5. Thông điệp chính cho tương lai sau năm 2015 ở Việt Nam

5.7Giáo dục và đào tạo nghề

Mô hình phát triển kinh tế mới đòi hỏi đầu tư nhiều vào phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là giáo dục và đào tạo nghề. Đầu tư đổi mới công nghệ yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ, do đó đòi hỏi những tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo nghề và kỹ thuật phải đáp ứng được yêu cầu của các ngành và các doanh nghiệp tuyển dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này vẫn chưa được đáp ứng. Trong hoạt động tham vấn, các đại diện đến từ khu vực tư nhân đã nhấn mạnh đến nhu cầu cần có các khóa đào tạo nghề và kỹ thuật linh động hơn nhằm trang bị tốt hơn cho nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động thực tế, chú trọng phát triển kỹ năng mềm nhiều hơn, đồng thời củng cố mối liên kết giữa các đơn vị đào tạo và cộng đồng doanh nghiệp. Mặt khác, ở vào nhóm cuối của các quốc gia thu nhập trung bình, Việt Nam cũng cần đầu tư vào các trường đại học chất lượng hàng đầu, các cơ sở nghiên cứu và phát triển để các nhà lãnh đạo và đổi mới sáng tạo có thể được đào tạo trong nước và đóng vai trò dẫn đầu trong sự phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức của Việt Nam.

Phụ nữ, nam giới, thanh thiếu niên và trẻ em tham gia tham vấn đều nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục trong việc tạo ra các cơ hội tương lai. Giáo dục là yếu tố thiết yếu để giúp các bé gái thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo qua nhiều thế hệ đang diễn ra ở cộng đồng dân tộc ít người, người nghèo thành thị và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Giáo dục thực sự là chìa khóa cho một tương lai tươi sáng. Do đó thông điệp của quá trình tham vấn về cải thiện chất lượng giáo dục cần được ưu tiên trong mục tiêu toàn cầu mới.

Một phần của tài liệu TIẾNG NÓI CỦA CHÚNG TÔI, TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TÔI Báo cáo Tổng hợp Quá trình Tham vấn tại Việt Nam về Chương trình phát triển sau năm 2015 (Trang 45)