- Ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, cải tiến
3.2.6 Hoàn thiện các hình thức đảm bảo tiền vay.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro vì vậy vấn đề an toàn vốn luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế nên khi cho vay ngân hàng thường đưa ra những điều kiện vay vốn hết sức chặt chẽ nhằm an toàn đồng vốn và đảm bảo có lãi. Hiện nay ngân hàng có áp dụng nhiều hình thức bảo đảm khác nhau như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba. Mỗi hình thức bảo đảm lại có những đặc điểm và yêu cầu riêng. Do vậy để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo tài sản ngân hàng cần thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng và phân loại tài sản đảm bảo để định ra mức bảo đảm an toàn; chỉ thực hiện cho vay không bảo đảm hoặc cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay với nhũng DNVVN loại A; tài sản bảo đảm phải đảm bảo được xem xét trên nhiều khía cạnh như hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, tính khả mại của tài sản, đánh giá đúng giá trị của tài sản và quyền sở hữu tài sản...Đồng thời Chi nhánh nên kết hợp nhiều hình thức bảo đảm khác nhau để thỏa mãn được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Có thể phân định một số dạng bảo đảm tiền vay sau:
- Bảo đảm 100% bằng bảo lãnh.
- Bảo đảm 100% bằng cầm cố hoặc thế chấp
- Bảo đảm một phần bằng bảo lãnh và phần còn lại bằng tài sản cầm cố, thế chấp
phần còn lại bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Ngoài các hình thức bảo đảm trên ngân hàng có thể phát triển các hình thức bảo đảm sau:
- Phát triển hình thức bảo đảm bằng giấy tờ có giá, đặc biệt là bảo đảm bằng trái phiếu Chính phủ.
- Phát triển hình thức bảo đảm bằng bảo lãnh. Đây là hình thức bảo đảm phù hợp với các DNVVN mới thành lập. Vì đối với các DNVVN mới thành lập thì mức vốn tực ó ban đầu còn nhỏ, tình hình sản xuất kinh doanh chưa ổn định, tình hình tài chính chưa đủ mạnh để có thể có được sự tin tưởng của ngân hàng. Do vậy việc phát triển hình thức bảo đảm này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp này tiếp cận với vốn vay của NHCT Tô Hiệu.