Từ việc phân tích các biện pháp hỗ trợ vốn tín dụng đối với các DNVVN của một số nước trên thế giới, trong đó có Nhật bản một nước láng giềng của ta đã có những chính sách khuyến khích phát triển DNVVN rất hiệu quả. Thực tế đã chứng minh sự thành công của các chính sách hỗ trợ này. Vì vậy, đây có thể là những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng.
Tuy nhiên, quy mô của nền kinh tế cũng như của các DNVVN ở Việt Nam còn nhỏ bé hơn nhiều so với các nước trên. Hơn nữa, Việt Nam lấy kinh tế Nhà nước làm vai trò chủ đạo, các DNNN còn được hưởng đặc quyền so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là DNVVN. Do đó, khi
thực hiện những chính sách hỗ trợ nói chung cũng như chính sách hỗ trợ vốn tín dụng noi riêng đối với những DNVVN, chúng ta cần phải thực hiện sao cho vừa có hiệu quả, vừa tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hinh doanh nghiệp. Chúng ta có thể tổng kết trên các nội dung sau:
Thứ nhất: Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một
môi trường pháp lí ổn định, có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với sự phát triển của DNVVN. Vì vậy Chính phủ cần sớm xúc tiến thành lập cục phát triển DNVVN để tạo điều kiện đưa ra các chương trình trợ giúp, điều phối, hướng dẫn tình hình phát triển DNVVN.
Thứ hai: Về mặt pháp lý, cần đảm bảo thật sự bình đẳng trong quan hệ
tín dụng ngân hàng giữa DNVVN ngoài quốc doanh với doanh nghiệp quốc doanh. NHNN cần khuyến khích các ngân hàng có ưu đãi nhất định cho DNVVN vay vốn, hoặc ít nhất cũng có sự bình đẳng về mặt thủ tục, thời hạn vay, lượng vốn vay...các NHTM nên thành lập những kênh tài chính riêng cho các DNVVN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này tiếp cận với các hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Thứ ba: Cần nhanh chóng triển khai mô hình Quĩ bảo lãnh tín dụng
cho các DNVVN. Quĩ này là người trung gian đắc lực giữa ngân hàng và DNVVN trong việc thẩm định dự án của doanh nghiệp để kiến nghị cho ngân hàng cho vay. Quĩ đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay còn thiếu thế chấp và trả nợ thay cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ. Nguồn vốn của các quĩ có thể do ngân sách cấp hoặc kết hợp với sự đóng góp của các ngân hàng, các tổ chức tài chính và cá nhân khác.
Thứ tư: NHTM nên mở rộng hình thức tín dụng thuê mua. Đây là biện
pháp tài trợ vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các DNVVN ở trong tình trạng thiếu vốn rất hiệu quả. Với hình thức tín dụng này NHTM giảm bớt được rủi ro vì tránh được tình trạng đóng băng vốn. Tuy
nhiên cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản phát huy qui định chặt chẽ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên: ngân hàng và DNVVN.
Thứ năm: Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các DNVVN nhằm giúp
các doanh nghiệp này vay vốn trung và dài hạn bằng nguồn vốn của Nhà nước, hoặc kết hợp với các tổ chức cá nhân khác. Ngoài ra, Chính phủ cần có các biện pháp nhằm tạo điều kiện về mặt tài chính cho các DNVVN như trợ cấp vốn không hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp cho các dự án ở vùng sâu, vùng xa, các trọng điểm kinh tế nông nghiệp, nông thôn.