Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank Chi nhánh Tô Hiệu (Trang 33)

KẾT LUẬN CHƯƠNG

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Những năm gần đây, trong điều kiện kinh tế Thế giới và trong nước

nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, nền kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phịc hồi và tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nói chung, ngành ngân hàng nói riêng: thiên tai mưa lũ liên tiếp xảy ra, áp lực lạm phát tăng cao, tình trạng nhập siêu tăng, thị trường xuất khẩu bị eo hẹp, thì trường tiền tệ diễn biến phức tạp.

Trong bối cảnh trên, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Tô Hiệu cũng trực tiếp và liên tục chịu sự tác động đó, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh như: Chi phí về lãi suất huy động nguồn vốn luôn ở mức cao, thường xuyên biến động không ổn định, nguồn thu nhập chính của Chi nhánh chủ yếu từ hoạt động tín dụng, chênh lệch thu nhập so với chi phí đầu vào còn rất thấp do kết cấu nguồn vốn tiền gửi với lãi suất thấp có tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Chi nhánh hiện nay. Trong khi theo yêu cầu đặt ra vẫn phải đảm bảo được chỉ tiêu lợi nhuận. Đây là một thách thức khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Dưới sự chỉ đạo của Chi ủy và ban giám đốc Chi nhánh cùng với sự quyết tâm, đoàn kết nhất trí của các tổ chức đoàn thể và tập thể CBCNV, Chi nhánh đã đạt được một số kết quả nhất định trong 3 năm vừa qua. Ta có thể xem xét tình hình hoạt động của Chi nhánh qâu một số nghiệp vụ cụ thể sau:

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn.

Với đặc điểm của Ngân hàng là đi vay để cho vay nên huy động vốn là

một trong những nghiệp vụ chủ yếu, quan trọng của Ngân hàng, nó là tiền đề, là cơ sở quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, cả Chi nhánh và toàn hệ thống đã và đang đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đưa ra lãi suất huy động hấp dẫn nhằm thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng, tạo ra nguồn vốn ổn định từ dân cư.

Biểu đồ 1: Tổng huy động vốn của Chi nhánh 2008 – 2010

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) % So sánh Tổng VHĐ 270,9 100 285,6 100 105,5 444,87 100 156 1.Theo TPKT TCKT 61,3 22,6 55,2 19,3 90 65,07 14,6 118 Dân cư 159,6 58,9 130,4 45,6 85,6 179,8 40,4 139 HĐ khác 50 18,5 100 35,4 200 200 45 200

2.Theo loại tiền

VNĐ 206,9 76,3 226,4 79,3 119,6 387,22 80 171Ngoại tệ quy đổi 64 23,7 59,2 20,7 90,7 57,65 20 97,4 Ngoại tệ quy đổi 64 23,7 59,2 20,7 90,7 57,65 20 97,4

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Vietinbank Chi nhánh Tô Hiệu giai đoạn 2008- 2010)

2008 – 2010 của Chi nhánh ta thấy, nguồn vốn huy động qua các năm tăng lên và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2010.

Tính đến tháng 12/2008, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh ước đạt 270,9 tỷ đồng. Trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm 159,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,9% tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi doanh nghiệp chiếm 61,3% trong tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động là 285,6 tỷ đồng, so với cuối năm 2008 tăng 14,7 tỷ đồng, tốc độ tăng là 105,5%. Trong đó: Tiền gửi DN là 55,2 tỷ đồng, giảm 6,1 tỷ; tiền gửi dân cư là 130,4 so với năm 2008 giảm 29,2 tỷ đồng, trong khi nguồn huy động khác lại tăng 50 tỷ đồng. Việc huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư bị hạn chế, là do thị trường huy động vốn được chia sẻ cho nhiều Ngân hàng, thị trường bất động sản có xu hướng ấm dần lên, thị trường chứng khoán sôi động trở lại nên người dân đã rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản và chứng khoán.

Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt 444,87 tỷ đồng, tăng 159,27 tỷ đồng so với năm trước, tương đương với tốc độ tăng là 156%. Trong đó:

+ Tiền gửi DN tăng 18%( số tuyệt đối 9,87 tỷ đồng), bằng 78% so với kế hoạch năm 2010: đây là kết quả của Chi nhánh trong việc tích cực và quyết tâm tìm kiếm nguồn vốn để tiến tới tự cân đối được nguồn vốn, ổn định hoạt động kinh doanh bằng nhiêu biện pháp như: Chăm sóc khách hàng tiềm năng về nguồn vốn theo chính sách của NHCTVN; Bằng mối quan hệ thân tình giữa Ban lãnh đạo hai bên mời khách hàng tốt đang giao dịch tại Ngân hàng khác về với Chi nhánh; quảng bá giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới có tính vượt trội hơn hẳn và tiện ích so với Ngân hàng khác...Đặc biệt là việc giao chỉ tiêu cụ thể đến từng phòng( tổ) và từng cán bộ nhân viên nghiệp vụ thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân đối với Chi nhánh. Các khách hàng mới tiếp thị và khách hàng hiện tại có nguồn tiền gửi lớn tại Chi

nhánh điển hình: Đài phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.

+ Tiền gửi dân cư: tăng 49,4 tỷ đồng, tốc độ tăng là 139%, tuy nhiên so với kế hoạch mới đạt 46%. Nguyên nhân là do có sự biến động lớn về giá vàng, USD, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều TCTD cùng hoạt động tại địa bàn kèm theo sự khuyến mãi bằng tiền và hiện vật giá trị lớn so với Vietinbank nên còn bị khách hàng rút tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh sang ngân hàng khác.

+ Nguồn huy động khác: đạt 200 tỷ đồng, tăng 100 tỷ so với năm 2009, đây là nguồn tiền bổ sung tốt cho hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên tính ổn định là không cao, nguồn vốn huy động từ tiền gửi Tiết kiệm dân cư mới là giải pháp tốt và ổn định lâu dài.

Trong cơ cấu huy động vốn, nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn ngoại tệ. Nguyên nhân của hiện tượng này cũng là do tác động của nền kinh tế trong những năm qua khiến tỷ giá đồng USD biến động mạnh. Việc duy trì tỷ lệ ngoại tệ thấp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn.

Không giống như các doanh nghiệp sản xuất khác dùng nguồn vốn huy động được đầu tư vào sản xuất thu lợi nhuận, NHTM dùng nguồn vốn huy động được đầu tư gián tiếp vào hoạt động sản xuất thông qua việc cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu về vốn. Vì thế tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu chính cho Ngân hàng. Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững, ngân hàng luôn đặt ra mục tiêu mở rộng quy mô cho vay để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của DNVVN đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. Cụ thể diễn biến tình hình sử dụng vốn trong thời gian qua tại Chi nhánh như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) % So sánh

Tổng dư nợ CV 377,248 100 367,857 100 97,6 651,318 100 177 Dư nợ theo kỳ hạn

Dư nợ ngắn hạn 218,695 58 206,466 56 94,4 469,196 72 227 Dư nợ trung DH 158,389 42 161,391 44 101,9 182,122 28 112,8

Dư nợ theo bảo đảm

Dư nợ có bảo đảm 373 98,9 365,3 99,3 98 643,3 98,8 176,1 Dư nợ không bảo đảm 4 1,06 2,5 0,7 62,5 8 1,2 320

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Vietinbank Chi nhánh Tô Hiệu giai đoạn 2008- 2010)

Qua bảng số liệu về tình hình cho vay ta thấy:

- Năm 2008, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 377,048 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 218,695 tỷ đồng, chiếm 58% trong tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn là 158,389 tỷ đồng, chiếm 42% tổng dư nợ.

- Năm 2009, tổng dư nợ là 367,857 tỷ đồng, giảm 2,4% so với năm 2008( số tuyệt đối giảm 9,1 tỷ đồng). Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 206,466 tỷ đồng, giảm 5,6% so với năm 2008. Dư nợ trung dài hạn đạt 161,391 tỷ đồng, tốc độ tăng 101,9% so với năm 2008. Nguyên nhân của tình hình này là trong năm Chi nhánh thực hiện chỉ đạo của NHNN và NHTMCP CTVN về việc hạn chế tăng trưởng tín dụng, giãn, hoãn tiến độ giải ngân cho các phương án, dự án do vậy một số khách hàng trả nợ không giải ngân lại được và không phát triển được khách hàng mới.

năm 2009. Dư nợ ngắn hạn 469,196 tỷ đồng, tăng 227% so với năm 2009, còn dư nợ trung dài hạn 20,588 tỷ đồng, tăng 112,8% so với năm 2009. Kết quả của việc tăng trưởng mạnh về dư nợ năm 2010 là do Chi nhánh phát triển nhiếu sản phẩm dịch vụ ngân hàng như cho vay thanh toán XNK, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh thuế, bảo lãnh thanh toán, cho vay tiêu dùng, cho vay chứng minh tài chính...Ngoài ra, Chi nhánh đã được NHCT VN phê duyệt dự án nhà máy phân đạm Hà Bắc giá trị 8 triệu USD dự kiến dải ngân trong năm 2011 sẽ góp phần tăng trưởng đáng kể quy mô Chi nhánh.

Qua phân tích trên cho thấy, dư nợ tín dụng của Chi nhánh có giảm đi chút ít năm 2009, nhưng đến năm 2010 lại tăng mạnh. Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng ít hơn dư nợ cho vay ngắn hạn nhưng đều tăng trong cả 3 năm( năm 2010 tăng ở dự án hợp vốn của công ty Nhiệt điện 2 HP, chi nhánh hoàn Kiếm là đầu mối..). Dư nợ tín dụng tăng chủ yếu do cho vay ngắn hạn.

Trong cơ cấu dư nợ cho vay thì dư nợ cho vay có bảo đảm luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, thể hiện chất lượng cho vay của Chi nhánh ngày càng được nâng lên. Diễn biến mở rộng dư nợ cho vay có bảo đảm thể hiện nỗ lực của Chi nhánh trong công tác nâng cao chất lượng cho vay vì tài sản đảm bảo chính là nguồn thu nợ thứ 2 cho ngân hàng khi nguồn thu nợ thứ nhất trở nên thiếu chắc chắn.

2.1.3.3 Các hoạt động kinh doanh khác.

Ngoài hoạt động tín dụng, Chi nhánh còn tham gia nhiều hoạt động kinh doanh khác.Từ đó làm tăng doanh thu, hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận, nâng cao cạnh tranh và uy tín cho ngân hàng.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Chịu sự tác động của suy giảm kinh tế nên nhu cầu ngoại tệ phục vụ cho việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp và chuyển tiền

khác cũng bị hạn chế tuy nhiên chi nhánh đã khai thác kịp thời nguồn cung, cầu ngoại tệ nhằm đáp ứng tối đa ngoại tệ cho các nhu cầu của khách hàng. Lãi từ kinh doanh ngoại tệ năm 2010 đạt 358 triệu đồng, tăng 2,37 lần so với năm 2009.

- Hoạt động tài trợ thương mại: kết quả hoạt động tài trợ TM năm 2010 có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2009:

+ Doanh số phát hành L/C: 8,127 triệu USD, tăng 225% so với năm 2009.

+ Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu: 7,033 triệu USD, tăng 229%. + Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu: 1,132 triệu USD ,tăng 5.665.000%.

+ Doanh số phát hành bảo lãnh: 75 tỷ đồng, tăng 2.778%.

Sở dĩ đạt được kết quả như trên là do Chi nhánh đã chú trọng đặc biệt nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đảm bảo về mặt thời gian, thuận tiện về hồ sơ thủ tục tối đa nhất có thể cho khách hàng, sử dụng linh hoạt các chế độ ưu đãi hơn để lôi kéo các khách hàng sử dụng sản phẩm từ các NHTM khác...Chi nhánh đang từng bước tạo được hình ahr và niềm tin đối với khách hàng.

- Hoạt động thanh toán thẻ:

+ Tính đến 31/12/2010, số lượng thẻ ATM phát hành đạt 7.403 thẻ (tăng 177% so với năm 2009 (4168 thẻ), đạt 106% kế hoạch trung ương giao ( trong đó: đã phát hành thẻ liên kết là 2144 thẻ).

+ Thẻ tín dụng Quốc tế: đạt 467 thẻ so với kế hoạch bằng 104%( kế hoạch trung ương giao 450 thẻ).

+ Đơn vị chấp nhận thẻ: 17/20, so với kế hoạch bằng 85%. Tổng số đơn vị trả lương qua tài khoản Ngân hàng là 20 đơn vị (Trong đó số khách hàng thực hiện trả lương qua TK Ngân hàng: 1200 khách hàng); lãi tiền gửi đảm

bảo than toán thẻ ATM: 436 triệu đồng.

Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ là một trong những nội dung được Vietinbank chú trọng trong những năm gần đây. Một số sản phẩm dịch vụ mới như sản phẩm thấu chi tài khoản cá nhân, dịch vụ liên quan đến thẻ như SMS Banking, Vntoup... đã được đưa vào áp dụng và triển khai.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank Chi nhánh Tô Hiệu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w