Việc dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi - bài tập để dạy phần sinh thái học lớp 12 trung học phổ thông (Trang 30)

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi tìm hiểu thực trạng việc dạy- học bộ môn Sinh học nói chung và phần Sinh thái học nói riêng ở các lớp 12 của một số trƣờng ở Hà nội trong năm học 2007- 2008 và năm học 2008- 2009. Chúng tôi đã tiến hành qua việc dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn, qua phiếu điều tra. Việc điều tra đƣợc thực hiện qua 50 giáo viên thuộc các trƣờng THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Pham Hồng Thái, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Tất Thành

Bảng 1.1: Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về PPDH tích cực Nội dung Số GV tham gia Số CH cho các phần Câu trả lời Đúng Sai Số lƣợng % Số lƣợng % Hiểu biết của

giáo viên về PPDH tích

cực

50 10 340 68 160 32

Kết quả điều tra cho thấy, đa số giáo viên nhận thức đúng về phƣơng pháp dạy học tích cực, đặc biệt là bộ phận giáo viên giáo viên ở trƣờng phân ban thí điểm (Trƣờng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Tất Thành). Tuy vậy, việc dạy học theo phƣơng pháp tích cực chỉ mới có một bộ phận nhỏ giáo viên thực hiện đƣợc với một số đối tƣợng học sinh nhƣ học sinh trƣờng chuyên hay lớp phân ban khoa học tự nhiên, hoặc trong các giờ thao giảng, các giờ thi giáo viên giỏi. Còn với đa số giáo viên thì còn rất hạn chế. Điều này thể hiện rõ trong kỹ năng soạn bài, trong giờ lên lớp. Ngay trong khâu xác định mục tiêu bài học, đa số giáo viên cho rằng việc xác định mục tiêu bài học là không quan trọng, chỉ là hình thức, nên hầu hết các giáo viên chỉ ghi lại mục tiêu nhƣ trong sách giáo viên hoặc nhƣ các đề mục trong bài, và trong quá trình soạn bài không bao giờ đối chiếu lại xem đã đạt đƣợc mục tiêu đề ra hay chƣa. Có giáo viên còn quan niệm giáo án là bản thiết kế các hoạt động của giáo viên trong giờ lên lớp, trong giáo án chủ yếu là liệt kê các hoạt động của giáo viên, những nội dung kiến thức cần truyền đạt. Rất ít giáo viên thể hiện đƣợc việc rèn luyện thao tác tƣ duy, phƣơng pháp học tập cho học sinh trên giáo án. Các hoạt động của học sinh thƣờng chỉ là trả lời có tính tái hiện các câu hỏi do giáo viên nêu ra.

Trong giờ lên lớp, các câu hỏi, bài tập, yêu cầu của giáo viên thƣờng chỉ có ít học sinh tham gia thực hiện, còn đa số học sinh chỉ ngồi nghe và ghi chép rất thụ động. Điều này thể hiện rõ hơn khi điều tra việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học của giáo viên.

Bảng1. 2: Kết quả điều tra về việc sử dụng PPDH của giáo viên Phƣơng pháp dạy học Sử dụng thƣờng xuyên (%) Sử dụng không thƣờng xuyên (%) Không sử dụng (%)

1.Thuyết trình-thông báo 63 32 5

2.Thuyết trình-ơristic 52 37 11

3.Hỏi đáp-tái hiện thông báo 43 57 0

4.Thực hành, quan sát 41 59 0

5.Hỏi đáp-ơristic 35 58 7

6.DH nêu và giải quyết vấn đề 23 68 9

7.Làm việc độc lập với SGK 12 88 0

8.Dạy học trong nhóm nhỏ 8 49 43

Qua việc điều tra về tình hình sử dụng câu hỏi, bài tập và nhận thức về vai trò của câu hỏi, bài tập cho thấy: Các giáo viên đều đánh giá cao vai trò của câu hỏi, bài tập trong các khâu của quá trình dạy học, xác định đƣợc quy trình sử dụng câu hỏi, bài tập một cách hợp lý, xác định đƣợc loại câu hỏi có tác dụng kích thích tƣ duy của học sinh. Nhƣng các giáo viên đều gặp khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập để dạy- học Sinh học. Họ chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống câu hỏi, bài tập thật logic nên đều thấy thiếu thời gian khi giảng dạy. Các câu hỏi đƣợc sử dụng thƣờng chỉ dừng ở mức độ biết (ai? cái gì? ở đâu? bao giờ?) hoặc hiểu (so sánh những đặc điểm giống và khác nhau, giải thích, mô tả bằng lời của mình); rất ít trƣờng hợp giáo viên nêu các câu hỏi ứng với mức độ áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Do đó, chƣa phát huy đƣợc khả năng tƣ duy sáng tạo, năng lực nghiên cứu SGK, tài liệu của học sinh.

Tóm lại, qua kết quả điều tra về tình hình giảng dạy của giáo viên phần sinh thái học chúng tôi có một số nhận xét nhƣ sau:

 Giáo viên chƣa chú ý đến việc thiết kế và sử dụng câu hỏi, bài tập để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học, chƣa có ý thức sử dụng câu hỏi, bài tập, SGK để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

 Trong khâu kiểm tra, đánh giá, các câu hỏi, bài tập vẫn mang tính tái hiện thông báo là chủ yếu. Học sinh chỉ cần học thuộc lòng để trả lời, chƣa phát huy đƣợc tƣ duy sáng tạo.

* Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên:

 Nhiều giáo viên còn chƣa kịp nắm vững yêu cầu và chƣơng trình của SGK theo chƣơng trình mới nhất là chƣơng trình nâng cao.

 Nhiều giáo viên còn ngại khó, mất thời gian trong việc nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới cũng nhƣ trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.

 Đa số giáo viên dạy học chủ yếu bằng phƣơng pháp trần thuật, giải thích – minh hoạ. Nếu có dùng câu hỏi, bài tập thì cũng chỉ yêu cầu học sự tái hiện thông tin, không có tính tìm tòi, sáng tạo.

 Các điều kiện dạy học nhƣ đồ dùng dạy học còn thiếu, không đồng bộ, không phù hợp, cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, lớp học rất đông học sinh.

 Việc kiểm tra, đánh giá, thi cử chƣa khuyến khích đƣợc phƣơng pháp học tích cực, sáng tạo của học sinh. Học sinh chƣa có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi - bài tập để dạy phần sinh thái học lớp 12 trung học phổ thông (Trang 30)