* Theo Gronlund (1985), khi xác định mục tiêu cần dựa vào 5 tiêu chí sau: - Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của HS; nghĩa là cần chỉ rõ học xong bài này HS phải đạt đƣợc cái gì, chứ không phải là trong bài này GV phải làm gì.
- Mục tiêu phải nói rõ đầu ra của bài học chứ không phải là tiến trình bài học. - Mục tiêu không phải đơn thuần là chủ đề của bài học mà là cái đích bài học phải đạt tới.
- Mỗi mục tiêu chỉ nên phản ánh một đầu ra để thuận tiện cho việc ĐG kết quả bài học. Nếu bài học có nhiều mục tiêu thì nên trình bày riêng từng mục tiêu với mức độ phải đạt về mỗi mục tiêu đó.
- Mỗi đầu ra của mục tiêu nên đƣợc diễn đạt bằng một động từ đƣợc lựa chọn để xác định rõ mức độ HS phải đạt đƣợc bằng hành động. Những động từ nhƣ nắm đƣợc, hiểu đƣợc thƣờng thích hợp cho những mục tiêu chung. Để xác
định mục tiêu cụ thể cần dùng những động từ nhƣ phân tích, so sánh, chứng minh, áp dụng, quan sát, đo đạc,... [15, 28- 30]
* Theo Mager (1975) khi xác định mục tiêu cần quan tâm ba thành phần: - Nêu rõ hành động mà HS cần phải thực hiện. Phần này chứa một động từ chỉ cái đích HS phải đạt tới.
- Xác định những điều kiện HS cần có để thực hiện hành động (ví dụ: Để định hƣớng hành động, HS cần có những thông tin gì? Để thực hiện hành động, HS cần có những vật liệu, thiết bị gì? Để hoàn thành hành động, HS cần có bao nhiêu thời gian?)
- Tiêu chí đánh giá mức độ đạt mục tiêu (GV phải dự kiến đƣợc mức độ thành thạo của HS. Chẳng hạn nhƣ: Bài kiểm tra đƣợc hoàn thành trong bao nhiêu phút? Tỉ lệ HS đạt điểm từ trung bình trở lên? Số sai sót tối đa cho phép trong bài làm của HS?…) [15, 31- 32]
Nhƣ vậy, việc xác định mục tiêu của bài học là trả lời CH: Sau khi học xong một bài, một phần nào đó thì HS phải có đƣợc những kiến thức gì, những kỹ năng gì, hoặc hình thành đƣợc thái độ gì và với mức độ đạt đƣợc nhƣ thế nào. Do đó, mục tiêu đặt ra càng cụ thể, sát hợp với yêu cầu của nội dung và với điều kiện DH thì càng thuận lợi cho việc ĐG hiệu quả và điều chỉnh hợp lý quá trình DH để từng bƣớc thực hiện mục đích DH.