Bắt đầu từ năm học 2008- 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chƣơng trình và SGK lớp 12 CCGD, sử dụng đại trà trên toàn quốc. SGK CCGD đƣợc soạn thảo theo quan niệm:
Chƣơng trình không chỉ nêu nên nội dung và thời lƣợng dạy học mà thực sự là một kế hoạch hoạt động sƣ phạm, kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung và phƣơng pháp giáo dục, phƣơng tiện dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh.
SGK không đơn giản là tài liệu thông báo kiến thức có sẵn mà là tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết các vấn đề để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo.
Tuân thủ phƣơng hƣớng xây dựng chƣơng trình do ban chỉ đạo xây dựng chƣơng trình THPT đề ra, chƣơng trình Sinh học 12 đã kế thừa chƣơng trình PTTH cải cách giáo dục và chƣơng trình Thí điểm THPT chuyên ban, có tham khảo, cập nhật những kiến thức hiện đại trên thế giới. So với chƣơng trình PTTH cải cách, SGK Sinh học 12 có thêm một số kiến thức mới.
Cách thức soạn thảo cũng nhƣ những nội dung mới nhƣ vậy sẽ có khó khăn cho nhiều giáo viên, đặc biệt là những giáo viên đã đƣợc đào tạo lâu năm. Họ chƣa thực sự nắm vững kiến thức mới và phƣơng pháp làm việc mới này, do đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc soạn và giảng dạy đổi mới phƣơng pháp.
Đặc điểm phần Sinh thái học
- Sinh thái học trong sách sinh học 12 là nội dung sau cùng của chƣơng trình sinh họcTHPT. Sinh thái học đƣợc học tiếp sau các nội dung về thực vật động vật học, di truyền và tiến hoá… Trong chƣơng trình sinh học lớp 9, học sinh học phần sinh thái học với nội dung chủ yếu: Sinh thái học là cơ sở của khoa học về môi trƣờng.
- Sinh thái học nghiên cứu các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trƣờng ở các cấp độ tổ chức sống từ cơ thể tới quần thể, quần xã. Để học tốt phần này học sinh cần biết cách vận dụng những kiến thức đã học ở những năm học
trƣớc vào giải thích và minh hoạ cho bài học, đồng thời liên hệ với thực tiễn cuộc sống để trả lời các câu hỏi và bài tập.
- Sinh thái học có nội dung rất rộng và mang tính thực tiễn cao, tuy nhiên nội dung trong sách giáo khoa chỉ tập trung vào những kiến thức cơ bản nhất. Với đặc điểm nhƣ vậy, giáo viên rất thuận lợi để có thể lựa chọn phƣơng pháp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao khả năng liên hệ những kiến thức đã học trong sách giáo khoa với thực tiễn của cuộc sống.
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI- BÀI TẬP ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC SINH THÁI HỌC- THPT
2.1. Các nguyên tắc xây dựng CH- BT để tổ chức hoạt động học tập tự lực của HS trong dạy học STH-THPT.