Lập dàn ý bài học và xác định nội dung kiến thức trong bài có thể

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi - bài tập để dạy phần sinh thái học lớp 12 trung học phổ thông (Trang 45)

hoá thành CH- BT.

Muốn xác định đúng đắn nội dung kiến thức để mã hoá thành CH- BT thì công việc đầu tiên của GV là phải xác định đƣợc nội dung cơ bản và trọng tâm của bài dạy nhƣ đã phân tích ở trên. Kỹ năng cần thiết của GV là phải phân chia đƣợc nội dung cơ bản, trọng tâm ra các đơn vị kiến thức, chuẩn bị cho việc mã hoá thành CH- BT phù hợp. Những đơn vị kiến thức trong SGK đƣợc viết một cách cô đọng, kiểu thuyết trình theo lôgíc tƣờng minh khoa học nhất định của môn học, bởi vậy có xác định đƣợc lôgíc vận động của nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học thì mới có thể thiết kế đƣợc CH- BT gắn với

mục tiêu bài học. Ngoài ra, ngƣời GV cũng cần lƣu ý cập nhật, chính xác hoá lại những nội dung kiến thức mà SGK không có điều kiện trình bày đầy đủ

Trong từng bài học cụ thể, tiến hành lập dàn ý theo cấu trúc hợp lý là thuận lợi nhất cho việc thiết kế CH- BT. Dàn bài là một tổ hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản của bài học. Mỗi đề mục chứa đựng một nội dung và có giới hạn tƣơng đối với các đề mục khác. Lập dàn ý cho bài học cần phải xác định mối quan hệ giữa các đề mục với nhau, giữa mục lớn với các mục nhỏ; kết hợp giữa việc tách ra ý chính và thiết lập mối quan hệ giữa các ý chính; rồi tiếp tục phân chia nội dung ra từng phần nhỏ, thành các đơn vị kiến thức làm cơ sở cho việc chuẩn bị thiết kế các CH- BT. Trong những đơn vị kiến thức đó, lại cần xác định nội dung cơ bản là trọng tâm của bài. Đây là một khâu quan trọng cho phép xác định toạ độ cần tập trung gia công sƣ phạm các nội dung thành các CH- BT. Đồng thời, đây cũng là tiêu điểm để đối chiếu với mục tiêu bài học đã đƣợc thể hiện nhƣ thế nào, giúp cho việc ĐG kết quả học tập của HS sau bài học.

 Yêu cầu đối với các CH- BT trong khâu nghiên cứu tài liệu mới:

- Mỗi CH, BT phải định hƣớng và tổ chức đƣợc các hoạt động tự lực cho HS làm việc với SGK và các nguồn tài liệu khác... cần cho việc trả lời CH hoặc giải các BT để tự lực chiếm lĩnh tri thức mới.

- Mỗi CH, BT phải hàm chứa “một liều” kiến thức để tổ chức HS trả lời CH hoặc giải các BT sẽ hình thành đƣợc kiến thức mới.

- Các CH, BT phải đƣợc sắp xếp có hệ thống để tổ chức HS lần lƣợt trả lời CH hoặc giải các BT sẽ lĩnh hội đƣợc kiến thức mới có hệ thống theo mục tiêu bài học. Tính hệ thống ở đây tuân thủ cách hiểu nhƣ đã nêu ở mục 3.1.4.

Yêu cầu đối với CH, BT ôn tập, KT- ĐG:

- Các CH, BT đặt ra trong khâu này phải có tác dụng đánh giá khách quan toàn diện chất lƣợng lĩnh hội cả kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS theo mục tiêu dạy - học đã đề ra.

- Các CH, BT phải có tác dụng kiểm tra mức độ vận dụng sáng tạo tri thức thu đƣợc của HS vào thực tiễn.

- Các CH, BT phải có tác dụng phân loại đƣợc trình độ HS; cung cấp thông tin ngƣợc để điều chỉnh toàn bộ quá trình dạy - học.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi - bài tập để dạy phần sinh thái học lớp 12 trung học phổ thông (Trang 45)