KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan dùng trong dạy học Hóa học phần phi kim lớp 11 nâng cao - trung học phổ thông (Trang 135)

VII. Đánh giá kết quả thực nghiệm

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, trên cơ sở đó đề ra cách xây dựng, lựa chọn và sử dụng hệ thống bài tập TNKQ trong quá trình dạy học theo mức độ nhận thức và theo kiểu bài học.

2. Xây dựng và lựa chọn hệ thống câu hỏi và bài tập TNKQ gồm 400 câu. Các câu hỏi và bài tập TNKQ được xây dựng ở cả 4 mức nhận thức (trong đó tập trung ở mức 3 và 4) , đồng thời được xây dựng theo nội dung sách giáo khoa.

3. Đề xuất cách sử dụng các câu hỏi và bài tập TNKQ theo mức độ nhận thức và theo kiểu bài học.

4. Thực nghiệm sư phạm:

Chúng tôi đã sử dụng 80 câu hỏi và bài tập TNKQ theo các kiểu bài học như truyền thụ kiến thức, hoàn thiện kiến thức và kiểm tra - đánh giá để tiến hành thực nghiệm ở hai trường THPT Trần Hưng Đạo và THPT Hồng Bàng (thành phố Hải Phòng).

Sau khi phân tích và đánh giá chất lượng hệ thống câu hỏi và bài tập đã xây dựng về độ khó, độ phân biệt chúng tôi đã chỉnh lý, loại bỏ một số câu không phù hợp.

5. Liên hệ một số câu hỏi và bài tập của đề thi Đại học, Cao đẳng khối A năm học 2007, 2008 và phân tích ưu, nhược điểm.

6. Giả thuyết khoa học của đề tài đã được khẳng định bởi kết quả thực nghiệm sư phạm

Qua quá trình nghiên cứu đề tài cho phép chúng tôi nêu ra một số phương hướng nghiên cứu và đề xuất trong thời gian tới:

 Tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu với chương trình Hoá học 12 - nâng cao, đi sâu nghiên cứu cho từng chương với dạng bài tập chính là trắc nghiệm khách quan và tự luận.

 Cần tăng cường hơn nữa việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập trắc

nghiệm khách quan vào kiểm tra đánh giá ở môn Hoá học.

 Giáo viên cần tích cực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học,

trong khâu kiểm tra đánh giá như các phần mềm đảo đề thông minh, có như vậy mới phát huy hết tác dụng của hệ thống bài tập đã trình bày trong luận văn và đảm bảo nghiêm minh chế độ thi cử.

Cuối cùng, chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu đề ra, song với thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi nhiều điều khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét, góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để chúng tôi bổ sung và hoàn thiện hơn cho đề tài cũng như cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn và xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan dùng trong dạy học Hóa học phần phi kim lớp 11 nâng cao - trung học phổ thông (Trang 135)