IV.1. Lựa chọn đối tƣợng thực nghiệm
Đối với mỗi trường chúng tôi chọn ra 2 lớp có kết quả điểm trung bình môn của học kỳ trước, tương đương nhau và cùng giáo viên giảng dạy cụ thể là:
1) Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thành phố Hải Phòng: - Lớp 11B7 (Giáo viên Hà Bạch Như)
(Sĩ số 47 học sinh )
- Lớp 11 B2 (Giáo viên Hà Bạch Như) (Sĩ số 45 học sinh)
2) Trường THPT Hồng Bàng - Thành phố Hải Phòng: - Lớp : 11B8 (Giáo viên Lê Quý Thuận)
(Sĩ số: 45 học sinh)
- Lớp : 11B4 (Giáo viên Lê Quý Thuận)
(Sĩ số: 44 học sinh )
IV.2. Lựa chọn giáo viên thực nghiệm
- Trường THPT Trần Hưng Đạo: Cô giáo Hà Bạch Như - Trường THPT Hồng Bàng: Thầy giáo Lê Quý Thuận
IV.3. Lựa chọn các câu hỏi trắc nghiệm
Chúng tôi trao đổi, thảo luận với các giáo viên về nội dung và phương pháp thực nghiệm, từ đó thống nhất chương trình thực nghiệm như sau :
* Đối với các lớp thực nghiệm: giáo viên sẽ sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở chương 2 phần II của luận văn trong các kiểu bài :
+ Hoàn thiện kiến thức. + Kiểm tra- đánh giá.
- Trong kiểu bài truyền thụ kiến thức, giáo viên sẽ sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan giới hạn ở mức 3.
- Trong kiểu bài hoàn thiện kiến thức: giáo viên sẽ sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở cả mức 4 nhưng sử dụng nhiều ở mức 3 và mức 4.
- Trong kiểu bài kiểm tra đánh giá giáo viên sẽ sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở cả 4 mức .
* Đối với các lớp đối chứng: giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền
thống (trong đó thuyết trình của giáo viên là chủ yếu có kết hợp với đàm thoại), không sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Nhưng khi kiểm tra thì cho học sinh lớp đối chứng làm cùng đề với lớp thực nghiệm và thang điểm cho từng bài như nhau.