Hầu hết các bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA đều đƣợc sử dụng trong tiết ôn tập, luyện tập. Các bài tập sử dụng trong giờ này phần lớn đều có tính chất tổng hợp, nâng cao nhằm cũng cố, phát triển các kiến thức và kĩ năng đã học. Ở những tiết dạy này, GV tuyệt đối không dạy lại kiến thức lí thuyết mà chỉ tái hiện lại kiến thức cho HS. Biện pháp hiệu quả nhất là GV sử dụng bài tập giao cho HS và yêu cầu các em giải quyết những bài tập đó. Trong quá trình giải bài tập, các em sẽ tự tái hiện lại kiến thức đã học hoặc các em sẽ tự ôn lại kiến thức bị quên. Để làm tốt điều này, GV cần kết hợp với phƣơng pháp dạy học theo dự án. Tức là, GV phải có kế hoạch cho từng chƣơng, từng kì mà chuẩn bị hệ thống bài tập tƣơng ứng phù hợp với từng đối tƣợng HS. Hệ thống bài tập này có thể cho HS làm ngay tại lớp theo hình thức hoạt động nhóm hay cá nhân.
Ví dụ: Khi dạy bài 13: Luyện tập chƣơng I - Các loại hợp chất vô cơ (Phụ
82
+ Để củng cố về tính chất hóa học của muối (nhiệt phân hủy của muối), GV có thể cho HS thực hiện bài tập sau tại lớp: Bài tập 18: Bột nở
+ Để rèn luyện kĩ năng tính toán hóa học và tăng tính thực tiễn của hóa học, GV có thể cho HS thực hiện bài tập sau tại lớp: Bài tập 17: Bình cứu hỏa
+ Để củng cố, khắc sâu kiến thức về những loại phân bón hóa học thƣờng dùng, GV có thể cho HS thực hiện bài tập sau tại lớp: Bài tập 7: Phân bón hóa học