Cơ sở và nguyên tắc

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9 (Trang 40)

34

Có hai cơ sở quan trọng để thiết kế bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận PISA:

* Cơ sở lý thuyết

- Các nội dung kiến thức lý thuyết hóa học vô cơ lớp 9, bao gồm:

+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản của kim loại, phi kim và các loại hợp chất vô cơ: Oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối

+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng chủ yếu, nguyên tắc sản xuất chính....của một số đơn chất, hợp chất vô cơ điển hình nhƣ: Al, Fe, C, Si, Cl, CaO, SO2, H2SO4, Ca(OH)2 ....

- Mục tiêu đánh giá của PISA

* Cơ sở thực nghiệm

- Các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội... liên quan đến kiến thức hóa học vô cơ lớp 9

- Một số năng lực cơ bản, phổ thông (như: năng lực tư duy khoa học, năng lực toán

học, đọc hiểu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn... để phát hiện và giải quyết các vấn đề) cần thiết cho cuộc sống tƣơng lai của HS cần đƣợc rèn luyện và phát

huy.

Nhƣ vậy, để thiết kế bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA có thể xuất phát từ: - Những kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.

- Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến kiến thức hóa học

- Một số bài tập mẫu của PISA

- Một số bài tập hóa học cơ bản có sẵn.

2.2.1.2. Nguyên tắc [11, tr. 37-38]

Dựa vào các cơ sở và những điểm xuất phát trên, có thể xây dựng đƣợc một bài tập hóa học có tính chất cơ bản, điển hình (gọi là bài tập gốc). Ta có thể biến đổi nội dung bài tập gốc thành nhiều bài tập khác nhau theo 6 cách sau đây:

1. Nghịch đảo giữa điều kiện và yêu cầu 2. Thay đổi điều kiện

3. Thay đổi yêu cầu

35

5. Tổ hợp nhiều bài tập

6. Chuyển bài tập dạng tự luận sang các dạng trắc nghiệm khách quan và ngƣợc lại.

Các nguyên tắc trên là cơ sở để phân hoá bài tập theo từng mục đích dạy học khác nhau, làm cho số lƣợng và chất lƣợng các bài tập hóa học đƣợc tăng lên.

2.2.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA

2.2.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức

Với những định hƣớng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn Hóa học ở trƣờng THCS và phát huy những điểm tích cực của PISA, khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 hƣớng cách tiếp cận PISA, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng (như: mưa axit, ăn mòn kim loại, ô nhiễm môi

trường không khí...), phát huy đƣợc năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải

quyết vấn đề ... của HS nhƣng không quá khó, quá trừu tƣợng, làm mất đi bản chất hóa học.

2.2.2.2. Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức

Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA cần thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục (về kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của môn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trƣờng THCS nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.3. Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu

Từ các bài tập hóa học và các bài tập của PISA đã có, cũng nhƣ các ý tƣởng, nội dung kiến thức hóa học, thiết kế hệ thống bài tập hóa học theo các hƣớng nhƣ:  Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có

Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với HS, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tƣơng tự theo các cách nhƣ:

- Giữ nguyên hiện tƣợng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lƣợng chất - Giữ nguyên hiện tƣợng và thay đổi chất tham gia phản ứng.

- Thay đổi các hiện tƣợng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng phƣơng trình hóa học cơ bản. ,

- Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lƣợng đã cho nhƣ: khối lƣợng, số mol, thể tích, nồng độ ...

36

- Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng tổng quát

- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới.  Xây dựng bài tập hoàn toàn mới

Thông thƣờng, có hai cách xây dựng bài tập mới là:

- Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tƣơng tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới

- Lấy những ý tƣởng, nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu ....để phối hợp lại thành bài mới.

2.2.2.4. Kiểm tra thử

Thử nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã thiết kế trên đối tƣợng HS thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức hóa học, toán học cũng nhƣ độ khó, tính ƣu việt, ...cũng nhƣ tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập.

2.2.2.5. Chỉnh sửa

Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống ... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tƣợng HS, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn Hóa học ở trƣờng THCS.

2.2.2.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập

Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9 (Trang 40)