Mục tiêu cơ bản của chương trình hóa học lớp 9

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9 (Trang 35)

Môn Hóa học ở trƣờng THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng THCS. Môn Hóa học cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, hình thành ở các em một số kĩ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho HS học lên và đi vào cuộc sống lao động.

Chƣơng trình môn Hóa học ở trƣờng THCS phải giúp cho HS đạt các mục tiêu cụ thể sau đây:

2.1.1.1. Về kiến thức

HS có đƣợc một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản ban đầu về hóa học bao gồm:

- Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản, học thuyết, định luật hóa học; nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, định luật bảo toàn khối lƣợng, mol, hóa trị, công thức và phƣơng trình hóa học, dung dịch và nồng độ dung dịch.

- Một số chất vô cơ và hữu cơ quan trọng, gần gũi với đời sống và sản xuất: oxi, không khí, hiđro, nƣớc, kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối, hidrocacbon, hợp chất hữu cơ có oxi, polime.

HS có đƣợc một số kiến thức cơ bản, kĩ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa chất và môi trƣờng.

2.1.1.2. Về kĩ năng

HS có đƣợc một số kĩ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học đó là:

- Kĩ năng cơ bản tối thiểu làm việc với các chất, dụng cụ hóa học quan sát, mô tả hiện tƣợng và tiến hành một số thí nghiệm hỗn hợp đơn giản trong môn học.

29

- Biết thu thập phân loại, tra cứu và sử dụng thông tin tƣ liệu

- Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thói quen học tập và tự học. - Có kĩ năng giải bài tập hóa học và tính toán.

- Biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn có liên quan đến hóa học.

2.1.1.3.Về thái độ và tình cảm

HS có đƣợc những tình cảm tích cực nhƣ:

- Có lòng ham thích học tập bộ môn Hóa học, có niềm tin về sự tồn tại vè sự biến đổi của vật chất, về khả năng nhận thức của con ngƣời, hóa học đã và đang góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

- Có ý thức tuyên truyền và vận dụng tiến bộ của khoa học nói chung và hóa học nói riêng vào đời sống sản xuất ở gia đình và địa phƣơng.

- Có những phẩm chất, thái độ cần thiết của ngƣời lao động nhƣ cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, trung thực.

- Có ý thức trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội để có thể hòa hợp với môi trƣờng thiên nhiên và cộng đồng.

2.1.2 Cấu trúc nội dung chương trình (trích dẫn từ [20])

Từ năm học 2009 - 2010, để thống nhất trên phạm vi toàn quốc về kế hoạch dạy học và nội dung dạy học môn Hóa học cho trƣờng THCS, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu phân phối chƣơng trình THCS. Nội dung của tài liệu trình bày về hƣớng dẫn sử dụng khung phân phối chƣơng trình cấp THCS và những vấn đề cụ thể của môn Hóa học.

Hƣớng dẫn sử dụng khung phân phối chƣơng trình cấp THCS trình bày về các vấn đề sau đây :

- Khung phân phối chƣơng trình

- Phân phối chƣơng trình dạy học tự chọn - Thực hiện các hoạt động giáo dục

- Đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá - Thực hiện các nội dung giáo dục địa phƣơng

Những vấn đề cụ thể của môn Hóa học hƣớng dẫn về : - Thực hiện nội dung dạy học

30

- Thực hành, thí nghiệm - Kiểm tra đánh giá

Trong phạm vi giới hạn của đề tài tôi xin trình bày nội dung và phân phối chƣơng trình Hóa học 9:

Bảng 2.1. Nội dung chương trình Hóa học 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Số tiết thuyết Luyện tập Thực hành Ôn tập Kiểm tra

Chƣơng 1. Các loại hợp chất vô cơ 13 2 2

Chƣơng 2. Kim loại 7 1 1

Chƣơng 3. Phi kim. Sơ lƣợc bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

9 1 1

Chƣơng 4. Hiđrocacbon. Nhiên liệu 8 1 1 Chƣơng 5. Dẫn xuất của hiđrocacbon. 10 1 2

Ôn tập đầu năm, học kì I và cuối năm 4

Kiểm tra 6

Tổng số : 70 tiết 47 6 7 4 6

Bảng 2.2. Phân phối chương trình Hóa học 9

Tuần Tiết TÊN BÀI

1 1 Ôn tập đầu năm

2

Chƣơng I: Các loại hợp chất vô cơ

Tính chất hoá học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit. 2 3 Một số oxit quan trọng

4 Một số oxit quan trọng (tiếp) 3 5 Tính chất hoá học của axit

6 Một số axit quan trọng

(Phần A: Axit clohidric HCl - Không dạy . GV hướng dẫn HS tự đọc

31

4 7 Một số axit quan trọng (tiếp) (Bài tập 4/ 19: không yêu cầu HS làm) 8 Luyện tập: Tính chất hoá học của oxit và axit

5 9 Thực hành: Tính chất hoá học của oxit và axit 10 Kiểm tra một tiết

6 11 Tính chất hoá học của bazơ 12 Một số bazơ quan trọng 7 13 Một số bazơ quan trọng (tiếp)

(Hình vẽ thang pH - Không dạy vì sgk in không đúng màu thực tế)

(Bài tập 2/ 30: Không yêu cầu HS làm)

14 Tính chất hoá học của muối (Bài tập 6/ 33: Không yêu cầu HS làm) 8 15 Một số muối quan trọng (Mục II: Muối Kali nitrat KNO3 không dạy)

16 Phân bón hoá học (Mục I: Những nhu cầu của cây trồng - Không dạy vì đã dạy ở môn Sinh học)

9 17 Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ 18 Luỵện tập chƣơng I: Các loại hợp chất vô cơ 10 19 Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối

20 Kiểm tra một tiết 11

21

Chƣơng II: Kim loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính chất vật lý của kim loại

(Thí nghiệm tính dẫn điện - Không dạy vì đã dạy ở môn Vật lý) (Thí nghiệm tính dẫn nhiệt - Không dạy vì đã dạy ở môn Vật Lý)

22 Tính chất hoá học của kim loại (Bài tập 7/ 51:Không yêu cầu HS làm)

12 23 Dãy hoạt động hoá học của kim loại 24 Nhôm (Hình 2.14 không dạy)

13 25 Sắt

26 Hợp kim sắt: Gang, thép (Không dạy về các lò sản xuất gang, thép) 14 27 Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

28 Luyện tập chƣơng 2: Kim loại (Bài tập 6/ 69: Không yêu cầu HS làm)

32

15 29 Thực hành: Tính chất hoá học của nhôm và sắt (Lấy điểm 45,)

30

Chƣơng III: Phi kim.

Sơ lƣợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Tính chất của phi kim

16 31 Clo 32 Clo (tiếp) 17 33 Cacbon

34 Các oxit của cacbon 18 35 Ôn tập học kì I

36 Kiểm tra học kì I

HỌC KÌ II

19 37 Axit cacbonic và muối cacbonat 38 Silic. Công nghiệp Silicat

(Mục IIIb: Các công đoạn chính - Không dạy các phương trình hóa học)

20 39 Sơ lƣợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

(Các nội dung liên quan đến lớp electron - Không dạy)

40 Sơ lƣợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiếp)

(Bài tập 2/ 101: Không yêu cầu HS làm)

21 41 Luyện tập chƣơng III 42 Thực hành:

Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng

22 43

Chƣơng IV: Hiđrocacbon. Nhiên liệu

Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ 44 Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

23 45 Metan 46 Etilen 24 47 Axetilen

48 Kiểm tra một tiết 25 49 Benzen

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

50 Dầu mỏ, khí thiên nhiên 26 51 Nhiên liệu

52 Luyện tập chƣơng IV: Hiđrocacbon - Nhiên liệu 27 53 Thực hành: Tính chất hoá học của hiđrocacbon

54

Chƣơng V: Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime

Rƣợu etylic 28 55 Axit axetic

56 Chất béo

29 57 Mối liên hệ giữa etylen, rƣợu etylic và axit axetic 58 Luyện tập

30 59 Thực hành: Tính chất của rƣợu và axit 60 Kiểm tra 45 phút

31 61 Glucozơ (Bài Glucozơ và bài Saccarozơ: Dạy gộp hai bài như bài

52 và không hạn chế số tiết)

62 Saccarozơ

32 63 Tinh bột và xenlulozơ

64 Thực hành: Tính chất của gluxit (Lấy điểm hệ số I) 33 65 Protein

66 Polime

34 67 Polime (tiếp) (Ứng dụng của Polime - Không dạy, GV hướng dẫn HS tự đọc thêm)

68 Ôn tập cuối năm 35 69 Ôn tập cuối năm (tiếp)

70 Kiểm tra học kì II

2.2. Thiết kế hệ thống bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9

2.2.1. Cơ sở và nguyên tắc

34

Có hai cơ sở quan trọng để thiết kế bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hƣớng tiếp cận PISA:

* Cơ sở lý thuyết

- Các nội dung kiến thức lý thuyết hóa học vô cơ lớp 9, bao gồm:

+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản của kim loại, phi kim và các loại hợp chất vô cơ: Oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối

+ Tính chất vật lý và tính chất hóa học cơ bản, ứng dụng chủ yếu, nguyên tắc sản xuất chính....của một số đơn chất, hợp chất vô cơ điển hình nhƣ: Al, Fe, C, Si, Cl, CaO, SO2, H2SO4, Ca(OH)2 ....

- Mục tiêu đánh giá của PISA

* Cơ sở thực nghiệm

- Các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội... liên quan đến kiến thức hóa học vô cơ lớp 9

- Một số năng lực cơ bản, phổ thông (như: năng lực tư duy khoa học, năng lực toán

học, đọc hiểu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn... để phát hiện và giải quyết các vấn đề) cần thiết cho cuộc sống tƣơng lai của HS cần đƣợc rèn luyện và phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

huy.

Nhƣ vậy, để thiết kế bài tập hóa học theo hƣớng tiếp cận PISA có thể xuất phát từ: - Những kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.

- Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến kiến thức hóa học

- Một số bài tập mẫu của PISA

- Một số bài tập hóa học cơ bản có sẵn.

2.2.1.2. Nguyên tắc [11, tr. 37-38]

Dựa vào các cơ sở và những điểm xuất phát trên, có thể xây dựng đƣợc một bài tập hóa học có tính chất cơ bản, điển hình (gọi là bài tập gốc). Ta có thể biến đổi nội dung bài tập gốc thành nhiều bài tập khác nhau theo 6 cách sau đây:

1. Nghịch đảo giữa điều kiện và yêu cầu 2. Thay đổi điều kiện

3. Thay đổi yêu cầu

35

5. Tổ hợp nhiều bài tập

6. Chuyển bài tập dạng tự luận sang các dạng trắc nghiệm khách quan và ngƣợc lại.

Các nguyên tắc trên là cơ sở để phân hoá bài tập theo từng mục đích dạy học khác nhau, làm cho số lƣợng và chất lƣợng các bài tập hóa học đƣợc tăng lên.

2.2.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA

2.2.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức

Với những định hƣớng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn Hóa học ở trƣờng THCS và phát huy những điểm tích cực của PISA, khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học lớp 9 hƣớng cách tiếp cận PISA, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng (như: mưa axit, ăn mòn kim loại, ô nhiễm môi

trường không khí...), phát huy đƣợc năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải

quyết vấn đề ... của HS nhƣng không quá khó, quá trừu tƣợng, làm mất đi bản chất hóa học.

2.2.2.2. Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức

Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hƣớng tiếp cận PISA cần thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục (về kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) của môn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trƣờng THCS nói chung.

2.2.2.3. Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu

Từ các bài tập hóa học và các bài tập của PISA đã có, cũng nhƣ các ý tƣởng, nội dung kiến thức hóa học, thiết kế hệ thống bài tập hóa học theo các hƣớng nhƣ:  Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có

Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với HS, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tƣơng tự theo các cách nhƣ:

- Giữ nguyên hiện tƣợng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lƣợng chất - Giữ nguyên hiện tƣợng và thay đổi chất tham gia phản ứng.

- Thay đổi các hiện tƣợng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng phƣơng trình hóa học cơ bản. ,

- Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lƣợng đã cho nhƣ: khối lƣợng, số mol, thể tích, nồng độ ...

36

- Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng tổng quát

- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới.  Xây dựng bài tập hoàn toàn mới

Thông thƣờng, có hai cách xây dựng bài tập mới là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tƣơng tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới

- Lấy những ý tƣởng, nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu ....để phối hợp lại thành bài mới.

2.2.2.4. Kiểm tra thử

Thử nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã thiết kế trên đối tƣợng HS thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức hóa học, toán học cũng nhƣ độ khó, tính ƣu việt, ...cũng nhƣ tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập.

2.2.2.5. Chỉnh sửa

Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống ... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tƣợng HS, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn Hóa học ở trƣờng THCS.

2.2.2.6. Hoàn thiện hệ thống bài tập

Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học.

2.3. Hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 9 theo hướng tiếp cận PISA

CHƢƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Bài tập 1: Mƣa axit

Hãy đọc đoạn văn bản trích dẫn sau:

Mƣa axit đƣợc phát hiện ra đầu tiên năm 1952 nhƣng đến những năm 1960 thì các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu về hiện tƣợng này. Thuật ngữ “mƣa axit” đƣợc đặt ra bởi Robert Angus Smith vào năm 1972. Trong thành phần các chất đốt tự nhiên nhƣ than đá và dầu mỏ có chứa một lƣợng lớn lƣu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại

37

nhƣ - lƣu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nƣớc trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi trời mƣa, các hạt axit này tan lẫn vào nƣớc mƣa, làm độ pH của nƣớc mƣa giảm. Nếu nƣớc mƣa có độ pH dƣới 5,6 đƣợc gọi là mƣa axit. Do có độ chua khá lớn, nƣớc mƣa có thể hoà tan đƣợc một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí nhƣ oxit chì,... làm cho nƣớc mƣa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con ngƣời. Trong đề tài “Đánh giá hiện trạng mƣa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng, ở các thành phố công nghiệp lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP .HCM, … lƣợng mƣa axít luôn cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với các khu vực có giá trị sinh thái cao nhƣ Cúc Phƣơng, Nha Trang, Cà Mau...

Câu 1: Theo em, hiện tượng mưa axit trong văn bản này đề cập đến những loại đơn chất, hợp chất nào?

Đáp án:

- Mức đầy đủ:

Nêu đƣợc từ 8 đến 11 các đơn chất, hợp chất hóa học: Lƣu huỳnh, nitơ, lƣu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nƣớc, không khí, axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3, kim loại chì, oxit kim loại, oxit chì

- Mức chưa đầy đủ:

Chỉ nêu đƣợc từ 5 đến 8 đơn chất, hợp chất hóa học

38

Nêu dƣới 5 đơn chất, hợp chất hóa học hoặc nêu không đúng, hoặc không trả lời

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận Pisa trong dạy học phần hóa học vô cơ lớp 9 (Trang 35)