GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
3.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng trong ngân hàng.
Ngân hàng là một ngành kinh doanh dịch vụ, do vậy chất lượng nhân viên ngân hàng là nhân tố hết sức quan trọng, thể hiện bộ mặt, chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nhân tố con người đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt, trong tiến trình mở cửa hội nhập hiện nay, vai trò của chất lượng nguồn nhân lực càng được thể hiện rõ nét. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, Ngân hàng TMCP Bắc Á cần tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất, không ngừng chọn lọc, bổ sung, tăng cường lực lượng cán bộ tín
dụng, kể cả cán bộ điều hành và cán bộ tác nghiệp trực tiếp. Nghiên cứu, ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ Ngân hàng nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng, đảm bảo: Có đạo đức nghề nghiệp, thông thạo nghiệp vụ, có hiểu biết về pháp luật và kinh tế thị trường, có tác phong giao dịch tốt. Đồng thời, có chính sách đãi ngộ hợp lý, đảm bảo sự bình đẳng về năng lực cống hiến và chế độ hưởng thụ, qua đó nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khoản vay.
Thứ hai, tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng một cách
toàn diện, liên tục, có hệ thống để không ngừng nâng cao trình độ, nhận thức, năng lực nhằm phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Các hình thức đào tạo cán bộ cần có sự nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế và bảo đảm hiệu quả: Đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung, đào tạo ngắn ngày, đào tạo tại các trường chuyên ngành…Đồng thời, tổ chức những buổi hội thảo, buổi giao lưu trong toàn bộ nhân viên Ngân hàng, những buổi truyền đạt kinh nghiệm cũng như giải đáp thắc mắc trong quá trình làm việc, tạo sự gắn kết, sự phát triển đồng bộ trong toàn bộ Ngân hàng.
Thứ ba, bố trí, sắp xếp sử dụng cán bộ tín dụng hợp lý, đúng người đúng
việc, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời tăng cường được khâu quản lý, kiểm tra giám sát, pháp huy được tính tự giác, linh hoạt của mỗi cán bộ.
Thứ tư, cần thiết phải thành lập Trung tâm đào tạo của Ngân hàng để thực
hiện chức năng huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn và tổ chức công tác tuyển dụng nguồn nhân lực. Trung tâm đào tạo sẽ liên kết với các Trường Đại học, các Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp để tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên môn có thời hạn từ 3 đến 6 tháng cho các cán bộ nhân viên ngân hàng, đặc biệt là các nhân viên mới được tuyển dụng. Sau các khóa đào tạo, các cán bộ nhân viên đủ tiêu chuẩn sẽ được Tổng giám đốc cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp và được hưởng các ưu đãi về tiền lương và vị trí công tác phù hợp. Các cán bộ nhân viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn sẽ phải chuyển sang vị trí công tác khác hoặc không được tiếp tục ký hợp đồng lao động.
Ngoài ra, ngân hàng nên quản lý tín dụng bằng hạn mức phán quyết để phân quyền quản lý từ cấp cán bộ tín dụng đến Hội đồng tín dụng, phân định rõ trách nhiệm của từng thành viên đối với các quyết định của mình trở lên, trong đó tăng
cường vai trò của cán bộ tín dụng đối với các khoản cho vay nhằm nâng cao ý thức và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình xét duyệt cho vay.