Quy trình nghiệp vụ cho vay tai ngân hàng Bắc Á– Chi nhánh Thái hà

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Trang 35)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH

2.3.1.3Quy trình nghiệp vụ cho vay tai ngân hàng Bắc Á– Chi nhánh Thái hà

Một trong những điều kiện đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay phải đảm bảo theo những quy trình nghiệp vụ, để thống nhất cho toàn hệ thống Baca Bank đã ban hành Quy chế cho vay được áp dụng chung và thống nhất. Gồm có sáu bước cơ bản, trong từng bước có những quy định riêng cho loại nghiệp vụ ngắn hạn, trung và dài hạn, cụ thể:

Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng tại ngân hàng Bắc Á

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn:

Khi tiếp cận được với nhu cầu vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ các điều kiện vay vốn của Baca Bank theo cơ chế tín dụng hiện hành, thủ tục và hồ sơ xin vay vốn. CBTD có thể hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng cách lập hồ sơ vay vốn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng.

Nhận và kiểm tra đầy đủ hợp lệ của bộ hồ sơ, gồm:

- Hồ sơ pháp lý( yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân…)

Hướng dẫn khách hàng (

điều kiện TD & lập HS vay vốn)

Thẩm định HS vay vốn:

- Hồ sơ khách hàng - Thu nhập thông tin về KH và phương án - Thẩm định cho vay

Thu hồi nợ, gia hạn nợ. Xử lý rủi ro. Ra quyết định tín dụng - Quyết định - Hoàn thiện HS Giải ngân Giám sát KH sử dụng

vốn vay và theo dõi rủi ro (1) (2) (3) (4) (5)

- Hồ sơ vay vốn( giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ tài chính của khách hàng, phương án vay vốn( vay ngắn hạn), hoặc đầu tư dự án( vay trung hạn, dài hạn) và các giấy tờ liên quan khác đến mục đích sử dụng tiền vay, đối với khoản vay bằng ngoại tệ phải cung cấp các tài liệu, chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ).

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

 Kiểm tra, thẩm định hồ sơ khách hàng : CBTD kiểm tra tính đầy đủ, trung thực, hợp pháp và thống nhất của hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn của khách hàng.

 Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin do CBTD tự điều tra qua các nguồn khác. Một số nguồn tin quan trọng: - Phỏng vấn người vay.

- Thu thập thông tin về tình hình tài chính khách hàng thông qua bên thứ ba, có quan hệ quen biết, kinh tế với khách hàng.

- Những thông tin do khách hàng cung cấp từ hồ sơ vay vốn và sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.

- Điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay. - Thu thập thông tin về thị trường, chính sách nhà nước lien quan đến lĩnh

vực đầu tư.

 Phân tích, thẩm định khách hàng, phương án đầu tư xin vay vốn.

Nội dung cơ bản của phân tích và thẩm định tập trung vào 02 nội dung cơ bản:

- Dự án, phương án đầu tư xin vay vốn phải đáp ứng được các điều kiện cho vay, nguyên tắc cho vay theo quy định cụ thể đối với loại vay đó, bảo đảm khả năng thu hồi gốc và lãi đủ kịp thời, và khả năng kiểm soát của Baca Bank về nguồn trả nợ của khách hàng.

- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định, đảm bảo an toàn về pháp lý cho Ngân hàng nếu xảy ra tranh chấp. Tùy theo từng nhu cầu vay vốn cụ thể, CBTD cần xác định nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp vừa bảo đảm chất lượng và thời gian thẩm định. Các vấn đề trọng tâm cần phân tích:

- Năng lực pháp lý của khách hàng. 31

 Tính cách và uy tín của khách hàng. - Năng lực tài chính của khách hàng.

- Thẩm định dự án, phương án vay vốn và khả năng trả nợ.

- Thẩm định về đảm bảo tiền vay: chất lượng và khả năng chuyển thành tiền của tài sản đảm bảo, mức độ giảm giá trị của tài sản cầm cố, tính hợp pháp, những rủi ro liên quan đến bảo đảm tiền vay, khả năng và biện pháp kiểm soát, quản lý của Baca Bank về tài sản bảo đảm.

- Phân tích và dự báo những ảnh hưởng môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn, dự án đầu tư.

Trên cơ sở đó, CBTD lập tờ trình về kết quả thẩm định, ghi rõ kết luận, kiến nghị của mình trình Trưởng phòng Tín dụng. Trưởng phòng kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, thẩm định lại, ghi rõ ý kiến trình Lãnh đạo quyết định.

Quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn quy định cụ thể đối với 02 hình thức cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn; nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của từng thành viên tham gia; việc lưu giữ và bảo quản hồ sơ của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3:Ra quyết định tín dụng.

Trong mọi trường hợp, dự án, phương án vay vốn sau khi thẩm định và xét thấy đáp ứng các điều kiện và nguyên tắc quy định của BacA Bank thì mới quyết định cho vay.

Baca Bank có sự phân quyền rõ ràng về mức phán quyết cho vay.

Trong trường hợp không chấp thuận cho vay, CBTD có trách thông báo cho khách hàng lý do không cho vay, trả lại hồ sơ vay vốn cho khách( nếu có yêu cầu) và lưu lại hồ sơ thẩm định.

Trường hợp chấp thuận cho vay, CBTD kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh theo quy định của Baca Bank và quy định của Ngân hàng nhà nước.

Đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, Baca Bank thường yêu cầu khách hàng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng để thuận tiện cho việc thanh toán gốc và lãi khi đến kỳ và đảm bảo khả năng kiểm soát nguồn tài chính của khách hàng.

Bước 4: Giải ngân

Yêu cầu phát tiền vay phải quản lý khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích: số lượng tiền vay được giải ngân phải phù hợp kế hoạch và tiến độ sử dụng

vốn thực tế của khách hàng; quyết định hình thức phát tiền vay phù hợp, hạn chế phát tiền vay bằng tiền mặt.

Quy trình phát tiền vay quy định rõ quá trình luân chuyển và lưu trữ chứng từ, hồ sơ tín dụng; quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên tham gia.

Bước 5: Giám sát khách hàng sử dụng tiền vay và theo dõi rủi ro

Nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng thực hiện, dự báo những rủi ro có thể phát sinh qua đó đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời. Kiểm tra định kỳ lần đầu chậm nhất là 20 ngày sau khi giải ngân, định kỳ quý và thực hiện kiểm tra đột xuất.

Các lĩnh vực kiểm tra, xem xét gồm: kiểm tra tại cơ sở của khách hàng( kiểm tra sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện dự án, phương án vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng), kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo cho khoản vay, theo dõi tình hình thị trường liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay.

Bước 6: Thu hồi nợ, gia hạn nợ

CBTD trực tiếp cho vay có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thu nợ lãi và gốc theo từng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng bằng điện thoại hoặc văn bản nhắc nhở trực tiếp. Đối với những trường hợp CBTD phát hiện những khoản vay có vấn đề, rủi ro cao, lập biên bản, đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời, trình lãnh đạo quyết định, thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ vay trước hạn.

Đối với trường hợp khách hàng có đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, CBTD phải thẩm định, kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng và lập tờ trình cho lãnh đạo quyết định.

Đối với các khoản nợ không trả đúng hạn và không được gia hạn nợ, CBTD phối hợp với kế toán thực hiện thủ tục chuyển nợ quá hạn, áp dụng các biện pháp kiên quyết thu hồi nợ gốc và lãi, kể cả các biện pháp thu hồi phát mại tìa sản theo quy định hiện hành của pháp luật và quy định của Baca Bank về xử lý tài sản đảm bảo.

Xử lý rủi ro: Đối với các món nợ đã dùng mọi biện pháp giải quyết nhưng không thu hồi được phải xử lý rủi ro thì căn cứ vào chế độ, văn bản quy định hiện hành, lập đầy đủ hồ sơ pháp lý, họp Hội đồng xử lý rủi ro để xử lý theo thẩm quyền. Đối với các khoản nợ xấu đã dùng nguồn dự phòng để xử lý rủi ro, CBTD vẫn phải theo dõi sát sao và tìm mọi biện pháp có thể tận thu cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Trang 35)