Doanh số hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Trang 43)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH

2.3.2.3Doanh số hoạt động cho vay.

Với phương châm “đi vay để cho vay” nên việc chuyển hóa từ vốn huy động sang vốn tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn có ý nghĩa đối với chính bản thân ngân hàng. Vì hoạt động tín dụng tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng, từ đó ngân hàng có thể tích lũy và tái đầu tư vốn cho nền kinh tế. Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính để ngân hàng sử dụng vào hoạt động cho vay. Do đó, hoạt động cho vay của ngân hàng phải đảm bảo an toàn vốn và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động có rủi ro cao nhất trong tất cả các hoạt động khác của ngân hàng, vì vậy ngân hàng phải tìm hiểu, chọn lọc khách hàng, quản lý chặt các món vay nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng để tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại BacA Bank qua các năm tăng lên rõ rệt, phát triển cả về số lượng doanh số, dư nợ và chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn được duy trì ở mức chấp nhận được. Điều đó được thể hiện như sau:

Bảng 2.6: Doanh số cho vay và dư nợ ( Đơn vị tỉ đồng)

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011

1. Doanh số cho vay 324 462 688

+ Ngắn hạn 164.8 301 506

+ Trung và dài hạn 159.2 161 182

2. Tổng dư nợ 324 462 688

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Ngân hàng Bắc Á 2009 – 2011)

Qua bảng 2.6 ta thấy: doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua các năm đều tăng mạnh, điều này dẫn đến dư nợ mỗi năm tăng lên rõ rệt. Trong đó tốc độ tăng của doanh số cho vay năm 2010 so với năm 2009 tăng rất nhiều( 42,71%), Năm 2011 được coi là năm Ngân hàng Bắc Á hoạt động có hiệu quả vượt bậc và đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Ta nhận thấy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn lớn hơn tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Đây cũng là quy luật chung giữa tỷ trọng cho vay ngắn hạn và tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ở các Ngân hàng thương mại nói

chung. Ngân hàng chủ yếu tập trung tín dụng ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động còn thiếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, với những khoản vay ngắn hạn thì rủi ro thấp hơn, thu hồi vốn nhanh và cũng vì khả năng dự báo, dự phòng rủi ro đối với các khoản vay trung và dài hạn còn hạn chế.

Có được kết quả trên là sự nỗ lực chính ngân hàng và của cả phía khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng. Ngân hàng luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp về vốn, về thủ tục cho vay và cả về lãi suất cho vay. Đồng thời, cán bộ tín dụng ngân hàng luôn đôn đốc khách hàng trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Với những doanh nghiệp mới thành lập, có lỗ theo kế hoạch thì ngân hàng sẵn sàng gia hạn nợ cho doanh nghiệp, đông thời giúp đỡ cử chuyên gia tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp làm ăn co hiệu quả hơn. Ngân hàng có thể xem xét giảm lãi suất cho vay, áp dụng hình thức đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách hàng của ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đồng nghĩa với việc ngân hàng thu hồi được nợ đúng hạn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Trang 43)