Giám đốc sở P Khách
3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng của Chi nhánh.
Song song với việc tăng trưởng tín dụng, muốn hoạt động tín dụng phát triển hiệu quả, Ngân hàng cũng cần xây dựng các chính sách phù hợp với điều kiện hiện tại của SGD nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Đa dạng hóa các hình thức cho vay:
Đa dạng hóa các hình thức cho vay sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế, mặt khác cũng giúp ngân hàng lựa chọn khách hàng và phân tán rủi ro tín dụng. Việc có quá ít khách hàng vay vốn sẽ khiến ngân hàng ưu ái cho một vài khách hàng lớn đang có giao dịch bất chấp những quy định về phân tán rủi ro khiến nguy cơ sụp đổ cùng với thất bại của khách hàng cũng tăng theo.
Chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt.
Để thu hút khách hàng, SGD cần áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Lãi suất vay vốn là yếu tố quyết định mức chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay. Nhưng lãi suất cũng là yếu tố rất nhạy cảm mà bất kỳ ngân hàng nào cũng đều quan tâm theo dõi chặt chẽ và có thể thay đổi để lôi kéo khách hàng. Như vậy, SGD cần phải có một chính sách lãi suất linh hoạt và dựa trên nguyên tắc nhất quán lãi suất cho vay không thấp hơn của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoạt động. Việc chủ động dùng lãi suất cạnh tranh chỉ là biện pháp nhất thời trong một thời điểm nào đó và phải tính toán cẩn thận nếu không rơi vào tình trạng các đối thủ cạnh tranh sẽ sử dụng lãi suất trả đũa.
Xây dựng, ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể
SGD nên xây dựng, ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của mỗi cán bộ trong bộ phận quan hệ KHCN trên cơ sở các quy định đã ban hành. Các bộ phận này có thể hoạt động độc lập và phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng.
Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay KHCN:
Hồ sơ vay vốn của khách hàng chính là tài liệu đầu tiên cung cấp thông tin cho Ngân hàng. Bộ hồ sơ đó phải trải qua một quá trình xem xét, thẩm định kĩ càng rồi mới quyết định cho vay, lãi suất vay, thời hạn vay, phương thức thanh toán nợ vay…quá trình đó có nghĩa quyêt định đối với chất lượng cho vay. Để tăng hiệu quả của công tác này, việc nắm rõ tình hình thực tế của khách hàng là hết sức cần thiết, nó giúp Ngân hàng đưa ra những quyết định hợp lý trong. Các thông tin có độ chính xác cao từ thẩm định dự án sẽ giúp giảm thiểu các sai sót, thiếu chính xác trong quá trình phân tích tín dụng.
Các chính sách, quy định, quy trình, các tiêu thức tín dụng phải được xây dựng một cách rõ ràng, khoa học và thường xuyên được cập nhật cho phù hợp với thực tế hoạt động và các quy định, thông tư ban hành của Ngân hàng Nhà nước.
- Xây dựng chính sách cho vay đối với KHCN: thể hiện quy định cho vay đối với KHCN của Ngân hàng và phải được in thành văn bản. Chính sách cho vay đúng đắn là cơ sở để quản lý cho vay có hiệu quả. Chính sách này phải được cập nhất thường xuyên nhằm phù hợp với thực tại, đảm bảo xử lý thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống của ngân hàng.
- Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng: Quy trình này và quy chế cho vay là cơ sở thu hồi nợ cho vay đối với KHCN.
Thẩm định thông tin về KHCN
Thẩm định uy tín khách hàng phải được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng. Việc đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đặc biệt là những khách hàng mới quan hệ lần đầu, có được chính xác hay không sẽ có vai trò quyết định đến hiệu quả khoản tín dụng cho vay đó. Vì vậy SGD phải tự xây dựng cho mình hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn để phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Phân loại từng đối tượng khách hàng nợ tồn đọng
Để thu hồi nợ một cách nhanh chóng, cần phân loại từng đối tượng khách hàng, từ đó có các biện pháp thu hồi đối với từng nhóm khách hàng nợ tồn đọng riêng. Cách
này giúp SGD tiết kiệm được chi phí trong việc thu hồi nợ và quản lý có hệ thống và chặt chẽ đối với khách hàng có nơ tồn đọng đối với ngân hàng. Từ đó có lộ trình xử lý thu hồi nợ hợp lý với mức độ và giải pháp mạnh dần từ thấp đến cao.
Nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng
Các cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, tránh trường hợp không quản lý được tình hình sử dụng vốn theo phương án khách hàng đã xin vay.
Xây dựng một hệ thống những chỉ tiêu đánh giá KHCN
Việc xây dựng được khung chỉ tiêu đánh giá KHCN sẽ giúp CBTD có cơ sở để nhận xét và đánh giá khách hàng tốt hơn, đồng thời công tác kiểm soát nghiệp vụ cũng có nhiều thuận lợi hơn.