Phương pháp: Vấn đáp – gợi mở, luyện tập – thực hành

Một phần của tài liệu HINH 8 CKTKN (Trang 79)

IV.Tiến trình dạy – học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG

*Hoạt động 1: Đặt vấn đề

- Giáo viên đưa ra mô hình hình chóp và giới thiệu về hình chóp đều

* Hoạt động 2: Hình chóp

1./ Hình chóp

- Giáo viên giới thiệu: Hình chóp có một mặt đáy là một đa giác, các mặt bên là các tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh chung này là đỉnh của hình chóp.

- Học sinh quan sát hình và nghe giáo viên giới thiệu

- Em có NX gì về hình chóp và hình lăng trụ ? - Hình chóp chỉ có một mặt đáy, hình lăng trụ có hai mặt đáy bằng nhau các mặt bên, các cạnh bên

- Giáo viên đưa hình 116 lên bảng chỉ rõ đỉnh cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, đường cao của hình chóp

- Học sinh nghe giáo viên trình bày

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên đỉnh, các cạnh bên, đường cao, mặt đáy của hình chóp S.ABCD

- Học sinh đọc tên. - Giáo viên ghi bảng

Hình chóp S.ABCD có:

- Đỉnh: S

- Các cạnh bên: SA, SB, SC, SD. - Đường cao: SG

- Mặt bên: SAB, SBC, SCD, SDA - Mặt đáy: ABCD

- Giáo viên giới thiệu cách ký hiệu và gọi tên hình chóp theo đa giác đáy.

Ví dụ: Hình chóp tứ giác, tam giác

* Hoạt động 3: Hình chóp đều

2./ Hình chóp đều

- Giáo viên giới thiệu: hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh

- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu.

- Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp đa giác đều, tam giác đều và yêu cầu học sinh nhận xét về mặt đáy, các mặt bên của hai hình chóp này.

- Học sinh nhận xét

- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình chóp đều theo các bước.

Vẽ đáy hình vuông là hình bình hành.

Vẽ hai đường chéo của đáy và từ giao điểm hai đường chéo vẽ đường cao của hình chóp.

Trên đường cao đặt đỉnh S và nối S với các đỉnh của hình vuông đáy.

- Học sinh vẽ hình chóp tứ giác đều theo sự hướng dẫn của giáo viên (chú ý nét liền và nét khuất)

- Giáo viên hỏi: Trung đoạn của hình chóp S C B A D I trung ®o¹n

vuông góc với mặt phẳng đáy không?

* Hoạt động 3: Hình chóp cụt đều

3./ Hình chóp cụt đều

- Giáo viên đưa hình 119 trang 118 sách giáo khoa lên MC và giới thiệu về hình chóp cụt đều như sách giáo khoa

- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu

- Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình hình chóp cụt đều và hỏi: Hình chóp cụt đều có mấy mặt đáy? Các mặt đáy có điểm gì? Các mặt bên là những hình gì? - Học sinh quan sát mô hình và trả lời

- Có hai mặt đáy là những đa giác đồng dạng

- Các mặt bên là hình thang cân

* Hoạt động 4: Luyện tập củng cố

4. Bài tập

- Giáo viên đưa để bài lên MC, yêu cầu học sinh quan sát các hình chóp đều và trả lời điền vào ô trống

- Học sinh quan sát hình 120 sách giáo khoa và trả lời

Bài 36/118 SGK

- Giáo viên yêu cầu học a./ Không được vì

CHÓP TAM GIÁC ĐỀU CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU CHÓP NGŨ GIÁC ĐỀU CHÓP LỤC GIÁC ĐỀU

Đáy Tam giác đều Tứ giác đều Ngũ giác đều Lục giác đều

Mặt bên Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân Tam giác cân

Số cạnh đáy 3 4 5 6

Số cạnh 6 8 10 12

sinh quan sát hình 121 sách giáo khoa rồi trả lời.

đáy có 4 cạnh mà chỉ có ba mặt bên. b, c./ Gấp hình chóp đều d./ Không được vì có hai mặt bên chồng lên nhau còn một cạnh đáy thiếu mặt bên * Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Luyện cách vẽ hình chóp, so sánh hình chóp và hình lăng trụ - Đọc trước bài diện tích xung quanh của hình chóp đều

Ngày dạy: 28 / 4 / 2010 TIẾT 64: DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH CHÓP ĐỀU I- MỤC TIÊU

- HS nắm được cách tính diện tích xung quanh của hình chóp đều -Biết áp dụng công thức tính toán đối với các hình cụ thể

- Củng cố các khái niệm cơ bản ở các tiết trước. - Tiếp tục rèn kĩ năng cắt ghép hình.

II- CHUẨN BỊ

- GV: Thước kẻ, bảng phụ

- HS: Thước kẻ, kéo; giấy, bìa cứng

Một phần của tài liệu HINH 8 CKTKN (Trang 79)