Trí Tuệ Davilaw
2.1.6.1. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 cùng các văn bản quy định bổ sung, sửa đổi, và hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Misa 2010.NET do Công ty Cổ phần Misa thiết kế theo yêu cầu và mặt hàng kinh doanh của Công ty.
Các tài khoản được áp dụng theo đúng Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính và được mở chi tiết đến tài khoản cấp III, cấp IV.
-Tài khoản sử dụng: TK 1111 . Kế toán tiền mặt TK 112 Kế toán tiền gửi ngân hàng
TK 211, 213.Kế toán tài sản cố định TK 334, 338 Kế toán tiền lương
TK 6411: Chi phí nhân viên TK 6412: Chi phí vật liệu
TK 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6418: Chi phí khác bằng tiền
………
Đồng thời Công ty cũng có thay đổi tên một số tài khoản cho phù hợp với hoạt động kinh doanh
Ví dụ: + Tài khoản
- Theo QĐ 48 thì TK 5111 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng theo đặc thù của Công ty thì đã đổi tên TK 5111 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
- Tài khoản chi phí (TK 154): Công ty đã chi tiết như sau:
+ TK 1541: Chi phí dịch vụ liên quan trực tiếp + TK 1542: Chi phí lương
+ TK 1543: Chí phí sản xuất chung + TK 1544: Chi phí khấu hao
- Tài khoản chi phí quản lý kinh doanh (TK 642) đã được Công ty chi tiết cụ thể như sau:
+ TK 6421: Chi phí vật liệu quản lý + TK 6422: Chi phí nhân viên quản lý
+ TK 6423: Chi phí dụng cụ đồ dùng văn phòng + TK 6424: Chi phí khấu hao
+ TK 6426: Chi phí văn phòng
+ TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6428: Chi phí khác …v v
2.1.6.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Do đặc thù của ngành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty nên có rất nhiều các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, để không bị thiếu xót trong việc cập nhật chứng từ hàng ngày kế toán công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức “Nhật ký chung”. Nguyên tắc của hình thức kế toán “Nhật ký chung” là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó, dựa vào số liệu trên “Nhật ký chung” để ghi “Sổ cái” cho từng nghiệp vụ phát sinh
Hình thức kế toán “Nhật ký chung” bao gồm các loại sổ sách như( sổ nhật ký chung, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết và Sổ cái
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung trên nền phần mềm kế toán Misa 2010.NET. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chung” của công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung
Ghi chú:
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiêt thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày,căn cứ vào các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10,…ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi
Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái TK Bảng tổng hợp sổ chi tiết Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính Sổ quỹ
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt ( nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính
2.1.6.3. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty Cổ phần Sở Hữu Trí Tuệ Davilaw đang thực hiện theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 cùng các văn bản quy định bổ sung, sửa đổi
- Các loại báo cáo tài chính của công ty: Công ty lập đầy đủ các hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của quyết định số 48/2006/QĐ-BTC bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối phát sinh tài khoản - Báo cáo kết quả kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính - Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Quyết toán thuế TNDN
Ngoài ra công ty còn lập một số báo cáo quản trị chủ yếu - Báo cáo lãi lỗ hàng tháng
- Báo cáo các khoản phải thu và phải trả theo thời gian - Bảng cân đối kế toán hàng tháng
- Bảng tổng hợp lãi, lỗ của từng vụ việc
Và các báo cáo khác khi Giám đốc và ban lãnh đạo của Công ty yêu cầu - Kỳ lập báo cáo: Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập theo kỳ báo cáo năm
- Thời hạn lập báo cáo: Công ty thực hiện theo quy định của Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC nên thời hạn gửi báo cáo tài chính của Công ty cho các đơn
vị, cơ quan quản lý của nhà nước là trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Nơi gửi báo cáo: Công ty gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan, đơn vị sau: + Chi cục Thuế Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội
+ Sở KH & ĐT Thành phố Hà Nội
+ Phòng Thống kê Quận Ba Đình và ban lãnh đạo của Công ty
- Trách nhiệm lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của Công ty do kế toán tổng hợp lập và sau đó chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt và trình ban lãnh đạo Công ty
2.1.7.Các hình thức trả lương tại công ty
Có thể nói tiền lương là vấn đề khá phức tạp đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung. Nó chi phối nhiều mặt hoạt động của cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố: Luật lao động, thị trường lao động, mức giá cả sinh hoạt, vị trí địa lý, kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên. Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo đặc điểm kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của việc quy định các hình thức trả lương là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế thường áp dụng các hình thức trả lương như (trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và tiền lương khoán)
Hiện tại Công ty Cổ phần Sở hữu Trí tuệ đang áp dụng chế độ trả lương theo thời gian (trả theo ngày công lao động). Hình thức trả lương theo thời gian lao động: là hình thức trả lương căn cứ vào số ngày làm việc thực tế của công nhân viên trong 1 tháng (26 ngày) và số giời làm việc thực tế trong một ngày (8 giờ). Tiền lương tháng áp dụng để trả lương cho nhân viên hành chính, nhân viên quản lý và người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn. Có thể chia cách tính lương thời gian của Công ty thành các cách tính như sau:
+ Tiền lương tuần: Tiền lương ngày x số ngày làm việc trong tuần
Tiền lương tuần thường áp dụng để trả lương cho lao động bán thời gian, lao động thời vụ và được xác định như sau
+ Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định như sau:
Cách tính lương này mang tính bình quân, chưa chú ý đến tính chất lượng công việc của người lao động nên chưa kích thích tính tích cực và tinh thần trách nhiệm của người lao động. Vì vậy để khắc phục nhược điểm trên, Công ty còn áp dụng song song hình thức trả lương theo thời gian có thưởng. Hình thức trả lương này kết hợp giữa với hình thức trả lương theo thời gian và tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. Hình thức trả lương này thường áp dụng đối với nhân viên kinh doanh, nhân viên làm việc bán thời gian…….Cách tính lương này là lấy lương theo thời gian nhân với thời gian làm việc thực tế sau đó cộng với tiền thưởng
Việc trả lương do giám đốc quyết định và trả theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận. Tiền lương sẽ được trả 01 lần vào ngày cuối cùng của tháng. Trong trường hợp tạm ứng lương và thanh toán tạm ứng lương quy định không quá ½ tương đương với 50% lương của tháng