phần mềm theo từng lĩnh vực phần mềm để đạt quy mô năng lực sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Việc tham gia các hiệp hội phần mềm giúp các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có tiếng nói hơn trên thị trường quốc tế.
Theo đó các hiệp hội có nhiệm vụ liên kết các doanh nghiệp thành viênnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cả khối, tổ chức giới thiệu với thế giới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cả khối, tổ chức giới thiệu với thế giới về công nghiệp phần mềm Việt Nam thông qua hội thảo, hội nghị và các mối liên hệ với các hiệp hội tương ứng ở các quốc gia khác. Bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Trong những năm qua, Chính phủ đã giao trách nhiệm cho Hiệp hội doanhnghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) đảm nhiệm việc đưa các doanh nghiệp nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) đảm nhiệm việc đưa các doanh nghiệp
phần mềm Việt Nam trở thành một trong những đối tác và nhà cung cấp chínhcủa các doanh nghiệp Nhật Bản. của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Việc tham gia các hiệp hội phần mềm là một điều kiện hết sức thuận lợicho FPT- IS mở rộng thị trường của mình. Thực tế trong những năm gần đây, cho FPT- IS mở rộng thị trường của mình. Thực tế trong những năm gần đây, công ty đang mở rộng triển khai dịch vụ sang một số nước như: Lào, Thổ Nhĩ Kỳ, Thai land, Malaysia...
2.2.2. Những nhân tố thuộc môi trường ngành
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng để phát triển công nghiệp phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như để gia công xuất khẩu. Hoạt động gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi như được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, nằm trong khu vực rất năng động về Công nghệ thông tin, lại có sự ổn định cao về an ninh chính trị, giá nhân công và chi phí thấp và có nhiều chuyên gia phần mềm Việt kiều đang làm việc trong các công ty phần mềm lớn ở nước ngoài mong muốn quay về Việt nam làm việc hoặc đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có nhiều điểm yếu ảnh hưởng đến khả năng gia công xuất khẩu phần mềm. Đó là khả năng thu hút đầu tư nước ngoài yếu, chất lượng nguồn nhân lực phần mềm thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kém, cơ sở hạ tầng viễn thông internet còn hạn chế, chưa có khả năng tiếp thị quảng bá mở rộng thị trường quốc tế và nạn vi phạm bản quyền rất cao. Việt Nam còn có nguy cơ bị canh tranh rất gay gắt từ các nước trong khu vực và đặc biệt là từ Trung Quốc.
Hiện Việt Nam đang có khá nhiều cơ hội để có thể đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp phần mềm nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu phần mềm nói riêng. Tuy nhiên để có thể chớp được thời cơ này Việt Nam cần phải có sự nỗ lực phấn đấu đồng bộ của cả Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, các doanh nghiệp và các hiệp hội.
2.2.2.1.Đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành
Đối thủ cạnh tranh được hiểu là những người cung cấp các sản phẩm tương tự hoặc có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là
cản trở lớn nhất mà doanh nghiệp phải vượt qua. Tất cả các hoạt động của đối thủ cạnh tranh đều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động phát triển khách hàng nói riêng. Từ đó nó quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế đó, FPT- IS đã tiến hành điều tra, thu thập những thông tin thật chính xác về đối thủ cạnh tranh.
Qua nghiên cứu, FPT- IS đã nhận diện được các đối thủ cạnh tranh như: Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC; Công ty CP công nghệ Tinh Vân, Công ty phần mềm Sao Việt, Công ty phần mềm Đại Thanh, Công ty phần mềm Ánh sáng, Công ty cung cấp thiết bị mạng Thái Dương,...
Các công ty là đối thủ của FPT- IS chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần cạnh tranh chủ yếu về khách hàng và dịch vụ đối với công ty. Trong số đó, theo nhận định của công ty thì Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC và c ông ty cổ phần công nghệ Tinh Vân là hai đối thủ lớn nhất của công ty do dịch vụ và sản phẩm mà hai công ty cung cấp trên thị trường là giống nhau và lượng khách hàng hai công ty cùng tham gia đấu thầu cũng khá nhiều.
CMC-SI cũng là một nhà cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống sừng sỏ tại Việt Nam, cạnh tranh gay gắt để giành giật thị phần với FPT. CMC-SI cung cấp dịch vụ khá rộng, từ việc cung cấp các thiết bị CNTT công nghệ cao, tư vấn xây dựng giải pháp, đến cung cấp một giải pháp tổng thể cho một hệ thống thông tin điện tử, cung cấp các dịch vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhờ đó, CMC - SI đã trở thành đối tác tin cậy của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như HP, IBM, Cisco, Microsoft, Oracle... Với việc đã triển khai thành công hàng ngàn dự án cho các thị trường Tài chính, Bảo hiểm, Giáo dục, các cơ quan Chính phủ thì CMC thực sự trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm đe dọa tới mức doanh thu từ dịch vụ tích hợp hệ thống của FPT.
Các công ty là đối thủ của FPT- IS chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần cạnh tranh chủ yếu về khách hàng và dịch vụ đối với công ty. Trong số đó, theo nhận định của công ty thì Công ty cổ phần công nghệ Tinh Vân là đối thủ lớn
nhất của công ty do dịch vụ và sản phẩm mà hai công ty cung cấp trên thị trường là giống nhau và lượng khách hàng hai công ty cùng tham gia đấu thầu cũng khá nhiều.
Với kinh nghiệm thành lập được 11 năm, Công ty CP công nghệ Tinh Vân cũng đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực phần mềm. Hiện Tinh Vân có hơn 95% nhân viên có trình độ Đại học trở lên, có năng lực, nhiều kinh nghiệm và luôn ý thức học hỏi. Đây là một lợi thế khá tốt của công ty Tinh Vân.
Tuy nhiên, FPT - IS có những thế mạnh nhất định đảm bảo khả năng giữ vững tốc độ tăng trưởng doanh thu trong mảng tích hợp hệ thống. Kinh nghiệm 16 năm tư vấn, thiết kế , tổ chức chiến dịch triển khai quy mô lớn trên toàn quốc cùng hệ thống dịch vụ sau bán hàng trải rộng 3 miền nhằm hỗ trợ khách hàng trong quá trình triển khai và sử dụng dịch vụ đã giúp FPT có được những dự án lớn. Ngoài ra có thể nói FPT - IS có lợi thế nhiều trong lĩnh vực tích hợp hệ thống và dịch vụ phần mềm do sở hữu một lực lượng hùng hậu các chuyên gia công nghệ, nhiều kỹ sư giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng cung cấp hàng loạt sản phẩm dịch vụ phong phú đa dạng. Mặt khác, FPT - IS còn là cánh tay công nghệ đắc lực cho Chính phủ, có lợi thế và thực lực giành được nhiều giấy phép và hợp đồng quan trọng, góp phần giúp FPT - IS giữ vững được thị phần và củng cố thương hiệu.
Tuy nhiên, về qui mô lao động cũng như qui mô về vốn thì Công ty CP công nghệ Tinh Vân hiện vẫn thấp hơn FPT- IS.
Ngoài ra về lượng đối tác các nhà cung cấp cũng như số lượng khác hàng thì Công ty CP công nghệ Tinh Vân hiện cũng thấp hơn FPT- IS.
2.2.2.2.Đối thủ tiềm ẩn
Sự đe doạ của đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập ngành. Xét đối thủ tiềm ẩn của FPT- IS trong lĩnh vực phần mềm, các rào cản xâm nhập được đánh giá là khá lớn.
- Về vốn cho các doanh nghiệp gia nhập ngành: hiện nay, ngành phần mềm Việt Nam có khoảng 800 doanh nghiệp với hơn 45.000 nhân viên. Hầu hết các doanh nghiệp làm phần mềm là các doanh nghiệp nhỏ, chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp có từ 100-500 nhân viên, trong khi đó, chi phí cho việc xây dựng mô hình
quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế rất cao và đòi hỏi đội ngũ nhân lực đủ mạnh. Đây chính là rào cản rất lớn để doanh nghiệp tham gia thị trường phần mềm.
- Các tập đoàn phần mềm lớn trên thế giới khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ lựa chọn các doanh nghiệp lớn có uy tín và có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phần mềm Việt Nam. Do vậy sẽ rất khó cho các doanh nghiệp mới tiếp cận nhà cung cấp phần mềm.
2.2.2.3.Khách hàng
FPT- IS là công ty tin học có thị trường lớn nhất tại Việt nam với hệ thống khách hàng lớn, trải đều trên các lĩnh vực như an ninh quốc phòng, các cơ quan chính phủ, giáo dục, viễn thông, tài chính, kế toán, ngân hàng, giao thông vận tải...
Không chỉ nhắm đến các khách hàng trong nước, công ty còn mong muốn mở rộng trường và phát triển kinh doanh tại các nước trong khu vực và trên thế giới. FPT- IS đã tham gia vào những dự án lớn có vốn đầu tư, tài trợ của nước ngoài tại Việt nam và xây dựng thành công nhiều hệ thống thông tin như Giải pháp xử lý ảnh số cho việc xây dựng bản đồ địa hình Quốc gia Lào, hệ thống xử lý dữ liệu trung tâm và quản lý bảo trì thiết bị cho Nhà máy điện Elbistant Site - Thỗ Nhĩ Kỳ... Hiện nay, hệ thống khách hàng của Công ty đã mở rộng ra các nước khác trong khu vực như Malaysia, Thailand…
Khách hàng chủ yếu của Công ty là các doanh nghiệp lớn, các cơ quan hoạt động của chính phủ trong các lĩnh vực như:
- Khối Ngân hàng - Tài chính: Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ngân hàng Công Thương Việt Nam; Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (MaritimeBank); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (TechcomBank), ....
- Khối Tài chính công: Bộ Tài chính; Kho bạc Nhà nước; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Ủy ban chứng khoán nhà nước; Cục Dự trữ Quốc gia