Tổng quan về chi phí sản xuất gạch ngói tại công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT VỀ VẤN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRẦN NGUYỄN HÀ. (Trang 31)

c. Kế toán chi phí sản xuất chung

2.1.1 Tổng quan về chi phí sản xuất gạch ngói tại công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà

2.1.1.1 Tên, quy mô và địa chỉ, ngành nghề kinh doanh của công ty

* Tên, quy mô và địa chỉ:

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TRẦN NGUYỄN HÀ.

Địa chỉ : Số 36B, Đường Phan Bá Vành, Cổ Nhuế Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: (04) 32595961

Mã số thuế: 0105149776 Số tài khoản: 141360439 Vốn điều lệ: 15.000.000.000.

* Ngành nghề kinh doanh

- Chủ yếu là sản xuất gạch ngói; Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng; - Ngoài ra công ty còn:

+ Xây dựng công trình dân dung, công nghiệp đến cấp II; + Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi vừa và nhỏ;

+ Xây dựng, lắp đặt trạm biến áp, đường dây cao hạ thế đến 35KV, cáp thông tin; San lấp mặt bằng;

+ Xây dựng công trình hệ thống cấp thoát nước trong và ngoài nhà; Lắp đặt trang thiết bị; Trang trí nội, ngoại thất

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà.

Công ty CP Trần Nguyễn Hà được thành lập ngày 14 tháng 11 năm 2003. Với số vốn ban đầu là 15.000.000.000 đồng (15 tỉ đồng), do Ông Hà Công Lý góp 5.000.000.000 đồng (5 tỉ đồng) tương đương 33.33% ,Ông Nguyễn Văn Hưng góp 5.000.000.000 đồng ( 5 tỉ đồng) tương đương 33.33% tổng số vốn và Ông Trần Lương Hoài góp 5.000.000.000 đồng (5 tỉ đồng) tương đương 33.33%.

Tường

Ngay từ khi thành lập, công ty Cổ Phần Trần Nguyễn Hà đã hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành.Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vu của mình.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về hàng hóa trên thị trường tiêu thu ngày càng tăng, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp đứng lên để đáp ứng nhu cầu phân phối hàng hoá của thị trường và công ty Cổ Phần Trần Nguyễn Hà đã đứng lên để đáp ứng nhu cầu đó.

2.1.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Trần Nguyên Hà.

Hiện nay công ty bao gồm gạch đặc, gạch rỗng, ngói lợp, ngói bò….và được khái quát theo quy trình công nghệ sau:

NVL mua vào Sản xuất Bán thành phẩm Thành phẩm Tiêu thu

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ dây truyền công nghệ (phụ lục 04)

Đặc điểm về sản phẩm : Sản phẩm chủ yếu của công ty là:

Gạch đặc: Quy cách tiêu chuẩn Việt Nam: 220 x 105 x 60 . Dùng xây móng và quay ngang khóa tường chống thấm nước ( ký hiệu Đ60).

Gạch rỗng: Quy cách tiêu chuẩn Việt Nam: 220 x 105 x 60 . Có độ rỗng là 39mm. Dùng để xây nhà các loại (ký hiệu R60).

Hiện nay công ty đang sử dung dây chuyền công nghệ mới nung đốt bằng lò nung TuyNen. Sử dung 2 hệ thống chế biến tạo hình mộc. Do đó công ty đã tổ chức thành 2 phân xưởng chính SX gồm:

Phân xưởng chế biến: Gồm cả 2 hệ máy là EG10 và EG5. Có nhiệm vu chuyên SX gạch mộc. NVL để SX gạch là đất sét và than. Đất sét sau khi đổ đống tại kho được đưa dần vào nhà ủ. Đất có độ ẩm tự nhiên từ 8 – 10% qua cấp liệu thùng được đưa thẳng lên máy cán đạt trên máy nhào 2 truc có lưới lọc. Nguyên liệu được bổ xung thêm nước và than đã nghiền mịn, độ ẩm của phối liệu nâng lên 10% và tiếp tuc được cho qua máy nhào đùn liên hợp có bộ phận hút chân không. Nguyên liệu qua máy nhào đùn sẽ được ép thành băng gạch và được máy cắt tự động cắt theo yêu cầu. Sau đó gạch mộc được đưa ra sân phơi có mái che bằng kính.

Tường

Phân xưởng nung: Sau khi gạch mộc được phơi sấy tự nhên từ 5 - 7 ngày đảm bảo chỉ còn 10 – 12% sẽ được vận chuyển vào kho chứa để chủ động đưa vào lò nung sấy và chuyển sang lò nung đốt thành gạch chín. Kho gạch mộc đảm bảo được lượng gạch chứa đủ cho lò hoạt động trong vòng 1 tháng nếu thời tiết xấu. Cuối cùng gạch chín được đưa vào kho thành phẩm sau khi đã được phân loại theo chủng loại và chất lượng gạch.

Công ty tiến hành SX chuyên môn hoá theo từng bộ phận, mỗi bộ phận là một mắt xích trên dây chuyền hoàn thành sản phẩm. Với sự sắp xếp hợp lý, quá trình SX diễn ra theo một chiều liên tuc, đầu vào của công đoạn này chính là đầu ra của công đoạn kia và dây chuyền sản xuất được phối hợp một cách nhịp nhàng, ổn định và liên tuc.

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất sản phẩm của công ty (phụ lục 05)

2.1.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà.

Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh.

Xuất phát từ quan điểm xây dựng mô hình quản lý phải thật gọn nhẹ, thống nhất từ trên xuống, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nên công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình sau:

Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy quản lý cua công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà (phụ lục 06)

- Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là bộ phận có quyền lực cao nhất do đại hội cổ đông bầu ra. Trên cơ sở những người đủ phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn cả về học vấn lẫn thực tế chỉ đạo sản xuất kinh doanh, có só vốn góp cao nhất, đồng thời chịu trách nhiệm về việc bảo toàn nguồn vốn của công ty.

- Giám đốc điều hành:

Là người được hội đồng quản trị chỉ định. Người Giám đốc điều hành cũng có thể là người trong hội đồng quản trị hoặc cũng có thể là người Hội đồng quản trị thuê từ bên ngoài. Nhiệm vu của Giám đốc điều hành mọi hoạt động có liên quan tới sản xuất kinh doanh của công ty.

Tường

Là những người lao động do Đại hội cổ đông bầu ra có trách nhiệm sự hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc điều hành về sử dung nguồn nhân lực của công ty

- Phòng tổ chức hành chính :

Bao gồm những nhân viên chuyên về lao động tiền lương và hành chính quản trị. Điều hành về bố trí sắp xếp nhân sự, lao động về số lượng, trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên.

- Phòng quản lý sản xuất:

Với chức năng nhiệm vu của từng bộ phận cung cấp đầy đủ thông tin, các chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất tiêu thu sản phẩm phuc vu cho việc cân đối giữa các yếu tố cho quá trình sản xuất như: Vật tư, tiền vốn lao động, máy móc thiết bị, xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy cách lao động, quy cách và chất lượng sản phẩm. Chất lượng các loại sản phẩm hoàn thành trước khi bán ra thị trường.

- Phòng kinh doanh:

Có nhiệm vu tham mưu cho Giám đốc trong công tác kinh doanh mua bán vật tư, nguyên liệu phuc vu cho sản xuất. Tiêu thu sản phẩm, điều tra khảo sát thị trường, phát hiện và đề xuất những loại mặt hàng mới theo nhu cầu thị trường, tổ chức, xây dựng các vùng cung cấp nguyên liệu.

- Phòng kinh tế tài chính:

+ Tổ chức huy động các nguồn vốn phuc vu cho sản xuất kinh doanh.

+ Tập hợp toàn bộ, tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Quản lý, giám sát thu chi, bảo tồn vốn sản xuất. + Lập báo cáo tài chính, thống kê tổng hợp.

+ Duy trì thực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán, các quy định của Nhà nước có liên quan đến Tài chính kế toán.

2.1.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty.

Bộ máy kế toán của Công ty (Khái quát trong Sơ đồ 2.4 - phu luc 07) được tổ chức như sau:

- Kế toán trưởng: Có nhiệm vu phu trách chung điều hành, chỉ đạo và giám sát mọi hoạt động phòng kế toán, xây dựng mô hình bộ máy kế toán ở công ty, tổ chức

Tường

các bộ phận thực hiện toàn bộ công việc của bộ máy kế toán, lập thuyết minh báo cáo tài chính, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, kế toán trưởng cấp trên và pháp luật nhà nước về tài chính kế toán.

-Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vu tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế toán chi tiết, lập chứng từ ghi sổ, xác định kết quả SXKD trong từng ky hạch toán, lập các báo cáo tài chính.

- Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vu mở sổ kế toán chi tiết, lập và tổng hợp để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại các quỹ tiền mặt. Ngoài ra còn trực tiếp theo dõi công nợ phải thu.

- Kế toán TSCĐ vật tư: Có nhiệm vu ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu tình hình thu mua,vận chuyển nhập, xuất, tồn vật tư. Tính giá thành thực tế của vật tư thu mua. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về cung ứng vật tư cả về số lượng và chất lượng….tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ….kiểm tra và phản ánh các nghiệp vu kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ.

- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vu nhận kiểm tra, tính lập bảng chấm công, bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương của người lao động theo đúng quy định của nhà nước.

- Kế toán bán hàng: Nhiệm vu ghi chép phản ánh lượng tiêu thu sản phẩm, hàng hóa,số lương của đơn vị là bao nhiêu để phản ánh vào các chứng từ có liên quan.

- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vu tập hợp chi phí SXKD theo từng đối tượng tập hợp để tính giá thành sản phẩm cuối mỗi ky hạch toán của công ty.

- Thủ quỹ: Có nhiệm vu quản lý tiền mặt của công ty trong việc thu, chi cho các hoạt động có chứng từ hợp lệ. Cấp phát lương cho cán bộ công nhân viên khi đến ky.

* Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty.

- Niên độ kế toán: năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dung trong kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ).

- Công ty áp dung chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, ban hành theo QĐ 15/2006 QĐ – BTC ngày 20/03/2006 do bộ tài chính ban hành..

Tường

- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Ghi nhận TSCĐ theo nguyên giá.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho: Phương pháp nhập trước - xuất trước.

- Hình thức kế toán áp dung: hình thức nhật ký chung.

2.1.1.6 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà

a.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao dịch, dịch vu:

- Nguyên vật liệu chính: Là những vật liệu tham gia quá trình sản xuất cấu thành sản phẩm là đá khối như: Đất sét, than.

- Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dung phu trong quá trình sản xuất như Dầu Diezen, thanh cám, phu tùng thay thếcác vật tư phu khác…góp phần cấu thành sản phẩm.

- Nhiên liệu: Là những vật liệu cung cấp cho quá trình sản xuất như dầu, mỡ…

b. Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phu cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vu cùng với các khoản trích theo quy định cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ (phần tính vào chi phí)....

Việc tính và trả lương cho công nhân sản xuất trực tiếp được tính như sau: + Công nhân SX làm việc trong các ngày nghỉ, ngày lễ, hội họp…..và để trợ cấp BHXH thì công ty trả lương theo thời gian và được tính:

Lương thời gian = Số ngày hưởng lương x mức lương BQ 1 ngày lương

Mức lương BQ/1 ngày = Lương cơ bản x Hệ số 26

Công ty khuyến khích người lao động tăng năng suất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động, công ty áp dung hình thức

Tường

trả lương cho công nhân theo khối lượng sản phẩm hoàn thành và có đơn giá tiền lương cu thể.

Tổng tiền lương phải trả = Khối lượng SP hoàn thành x Đơn giá 1 SP

Mỗi tổ SX đều có một tổ trưởng giám sát công việc, theo dõi thời gian SX, số lượng SP cho từng công nhân ở tổ. Chấm công ghi vào các ngày tương ứng từ cột 1 đến cột 31 ở bảng chấm công, gửi bảng chấm công và bảng kê số lượng SP hoàn thành cho phòng kế toán, kế toán lương sẽ lập bảng thanh toán lương cho từng tổ trong phân xưởng rồi lập bảng tổng hợp tiện lương và tính số tiền phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Sau đó kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng bộ phận.

Bộ phận quản lý công ty tính như sau: Lương

1 người =

Lương BQ của

CN x

Hệ số chức danh 26 x Số ngày làm việc + Phu cấp trách nhiệm + khácCP Theo chế độ hiện hành thì ngoài tiền lương phải trả cho người lao động DN còn phải trích vào chi phí SX bao gồm các khoản BHXH, BHYT, CPCĐ, BHTN trên tổng số tiền lương phải trả cho CBCNV.

Tỷ lệ BHXH, BHYT, CPCĐ, BHTN là 22% tính vào chi phí trong đó BHXH 16%, BHYT 3%, KPCĐ 2%, BHTN 1% còn 8,5% khấu trừ vào lương.

Công ty tính BHXH, BHYT trên lương cơ bản của công nhân viên, KPCĐ tính trên lương thực tế của công nhân viên.

c. Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dung phuc vu cho hoạt động sản xuất chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vu như: chi vật liệu, công cu dung cu, khấu hao TSCĐ tại phân xưởng và những khoản trích nộp lương của nhân viên phân xưởng và các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong phạm vi phân xưởng không thuộc hai loại chi phí trên (Tiền vệ sinh môi trường, tiền điện thoại, văn phòng phẩm, xăng,…)

Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng phân xưởng. Thông thường chi phí sản xuất chung được phân bổ theo NVLTT.

Giá trị phân bổ = % tính phân bổ x NVLTT dùng cho phân xưởng % tính phân bổ = Tổng chi phí phân bổ

Tường

Tổng chi phí NVLTT toàn công ty

2.1.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất sản phẩm sảnphẩm gạch ngói tại công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà phẩm gạch ngói tại công ty cổ phần Trần Nguyễn Hà

2.1.2.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp:

Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm gạch ngói của công ty chịu ảnh hưởng của từ những biến động của nền kinh tế vĩ mô.

- Môi trường chính trị, luật pháp

Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Sau hơn 24 năm đổi mới và cải cách kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chế độ kế toán ngày càng hoàn thiện hơn, quy định đồng bộ về hệ thống chứng từ, sổ sách, từ đó giúp cho công ty tổ chức công tác kế toán thuận tiện hơn. Đồng thời, 26 chuẩn mực kế toán và hàng loạt các thông tư hướng dẫn do bộ tài chính ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để thống nhất công tác kế toán trong các doanh nghiệp

- Trình độ phát triển khoa học, công nghệ.

Đây là nhân tố quan trọng tác động đến năng lực hoạt động,năng suất lao động cũng như chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay ,cuộc cách mạng về khoa

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT VỀ VẤN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRẦN NGUYỄN HÀ. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w