Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm thơ Nôm Đường luật bằng

Một phần của tài liệu Dạy học thơ Nôm đường luật ở Trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại (Trang 76)

thống câu hỏi hợp lí

Cái khó đối với ngƣời giáo viên dạy văn là làm sao trong giờ học có thể tạo ra bầu không khí văn chƣơng – trong đó giáo viên và học sinh cùng bình

đẳng, cùng thảo luận về một vấn đề, một hiện tƣợng văn học hay một nhân vật nào đó trong một tác phẩm cụ thể. Trong bầu không khí đó, học sinh hoặc tự khẳng định những suy nghĩ có tính chất phát hiện, độc đáo và phù hợp với nội dung bài học, hoặc có thể hoàn thành những cảm xúc mới đạt đến mức trí tuệ và thay đổi cách nghĩ cũ. Vậy, làm thế nào để tạo đƣợc bầu không khí văn chƣơng? Không có cách nào khác là dựa vào hệ thống câu hỏi. Về bản chất, câu hỏi trong nhà trƣờng là hình thức phổ biến và hết sức cơ bản để bày tỏ quan hệ tin cậy và tôn trọng học sinh ở ngƣời giáo viên. Thực chất nêu câu hỏi là vận dụng phƣơng pháp đối thoại trong dạy học Ngữ Văn. Nêu câu hỏi là cách tốt nhất để biết những điều đã biết và cả những điều chƣa biết ở học sinh và về học sinh. Nó xứng đáng là một trong những phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Dạy học nêu câu hỏi trong dạy học Ngữ Văn có nét rất mới là phát huy đƣợc sự bình đẳng giữa giáo viên và học sinh. Câu hỏi nêu ra tốt, nghĩa là biết hỏi những điều đáng hỏi, học sinh trả lời, giáo viên có cơ hội bổ sung thêm kiến thức cơ bản và kinh nghiệm sƣ phạm cho mình. Học sinh đƣợc phép hỏi lại bằng những câu hỏi nghiêm túc với giáo viên lại càng giúp giáo viên nhìn nhận vấn đề, nội dung bài học một cách toàn diện, mới mẻ hơn. Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của câu hỏi trong dạy học văn chƣơng, chúng ta cần đặc biệt lƣu ý đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong bài:

- Nội dung câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và trực tiếp. Tránh những câu hỏi đánh đố học sinh. Câu hỏi không đƣợc rối rắm, tối nghĩa và có cấu trúc phức tạp dễ làm học sinh nhầm lẫn. Ví dụ khi hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu hai câu đầu bài thơ Qua đèo Ngang, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Cảnh đèo Ngang được mô tả vào thời điểm nào? Thời điểm ấy có tác động như thế nào đến tình cảm con người đặc biệt là tác giả lúc này? Đây vừa là câu hỏi mang tính chất phát hiện vừa là câu hỏi khơi gợi tƣ duy của học sinh. Thời điểm miêu tả cảnh đèo Ngang là lúc xế tà. Đây là thời khắc sắp khép lại một

ngày cũng là thời gian mọi hoạt động sắp kết thúc, thƣờng gợi nỗi buồn man mác, nỗi nhớ nhà, nhớ ngƣời thân nhất là với ngƣời xa quê nhƣ Bà Huyện Thanh Quan. Và đây cũng là thời gian mang tính ƣớc lệ có tính điển hình thƣờng xuất hiện trong văn chƣơng cổ…

- Các câu hỏi có chất lƣợng ngoài tính chất xác định rõ ràng, phải có màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, cảm xúc, xúc động thẩm mỹ cho học sinh.

Câu hỏi có khả năng khơi gợi cảm xúc, thẩm mĩ phần nhiều là về nghệ thuật của tác phẩm vì từ nghệ thuật sẽ giúp khám phá các tầng nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. Ta có thể đặt câu hỏi cho hai câu kết của bài Qua đèo Ngang:

Hai câu kết của bài thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật? Đặc sắc nghệ thuật ấy có tác dụng gợi cảm xúc gì ở Bà Huyện Thanh Quan?

Ở hai câu này, hai biện pháp nghệ thuật nổi bật là đối lập giữa “trời, non, nƣớc” với “một mảnh tình riêng” và điệp đại từ “ta”. Giữa không gian mênh mông trời nƣớc thăm thẳm núi đèo, con ngƣời cô đơn nhỏ bé và nỗi nhớ nƣớc, thƣơng nhà càng thêm da diết, thẳm sâu mà chỉ một mình mình biết, một mình mình hay không ai san sẻ tâm tình. Lòng ngƣời lữ thứ càng trống trải, cô đơn.

- Câu hỏi có tác dụng kích thích hứng thú và khơi gợi khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh của học sinh. Nó đòi hỏi học sinh suy nghĩ, vận dụng những kiến thức đã học. Hình thức câu hỏi này thƣờng dùng những từ vì sao, thế nào, giải thích, mô tả, so sánh, chứng mình… Chẳng hạn để hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu câu 3,4 của bài Qua đèo Ngang, giáo viên có thể đặt câu hỏi kích thích tƣ duy của học sinh nhƣ sau: Trong cảnh hoang vu, rậm rạp của

đèo Ngang, ta thấy có bóng dáng của con người “vài chú tiều”, “mấy nhà chợ”. Nhưng có hai ý kiến cho rằng:

+ Sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm sự hoang vu, vắng vẻ của đèo Ngang.

Em đồng ý với ý kiến nào? vì sao?

Rõ ràng khi đứng trƣớc tình huống này học sinh phải động não, suy nghĩ , vận dụng sự hiểu biết về câu từ để có câu trả lời phù hợp.

- Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp. Từ ngữ trong câu hỏi cũng nhƣ cách đặt câu hỏi phải phù hợp với sự hiểu biết của học sinh. Đối với học sinh không câu hỏi nào khó hơn là những câu hỏi mà họ không hiểu đƣợc ngƣời hỏi muốn hỏi gì.

- Câu hỏi không tuỳ tiện, phải đƣợc xây dựng thành một hệ thống lôgíc, có tính toán giúp học sinh từng bƣớc đi sâu vào tác phẩm nhƣ một chính thể. Chẳng hạn trong bài Bánh trôi nước có hai tầng ý nghĩa. Muốn cho học sinh hiểu đƣợc tầng nghĩa sâu của bài thơ tức hiểu về vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của ngƣời phụ nữ cũng nhƣ sự cảm thông với số phận của họ trong xã hội xƣa, giáo viên nhất thiết phải đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu từ tầng nghĩa bề mặt của bài tức hiểu về chiếc bánh trôi nƣớc. Ví dụ: Hình ảnh chiếc

bánh trôi nước hiện lên qua chi tiết nào ở câu đầu của bài thơ? Hình ảnh ấy gợi cho em liên tưởng gì đến vẻ đẹp của người phụ nữ? Với câu hỏi này học

sinh hoàn toàn có thể trả lời đƣợc qua màu sắc trắng và hình dáng tròn của chiếc bánh trôi gợi liên tƣởng đến vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ có làn da trắng và thân hình cân đối, xinh xắn. Cặp quan hệ từ “vừa…lại vừa..”còn hé lộ niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp hoàn thiện của ngƣời phụ nữ.

- Cần có sự kết hợp cân đối giữa các loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề. Câu hỏi có khi theo lối diễn dịch, có khi theo lối qui nạp nhƣng đều nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống câu hỏi có chất lƣợng, ngƣời giáo viên phải lƣu ý đến kĩ thuật nêu câu hỏi. Nguyên tắc sƣ phạm của việc nêu câu hỏi là câu hỏi phải đƣợc chuẩn bị chu đáo, phải dự kiến đƣợc những mức

độ và khả năng trả lời. Những câu hỏi phải đƣợc đƣa ra một cách thân mật, tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với mạch suy nghĩ của học sinh và phải tạo hứng thú trao đổi, tranh luận. Không nên quên rằng câu hỏi là đặt ra cho cả lớp. Tùy từng mức độ khó dễ mà chỉ định học sinh nào trả lời. Nên tránh lặp lại những câu hỏi hoặc những câu hỏi trùng ý.

Xử lí các câu hỏi của học sinh cần bình tĩnh, nhẹ nhàng, cần tạo điều kiện để học sinh trả lời trọn vẹn ý của họ. Phải tôn trọng và chấp nhận ý kiến thông minh của học sinh và cần biểu dƣơng sự trả lời thành thật của họ. Phải uốn nắn, bổ sung, sửa chữa khi cần thiết với những ý kiến chƣa đầy đủ hoặc chƣa đúng của học sinh. Phải tạo điều kiện để học sinh vừa trả lời vừa đặt câu hỏi cho giáo viên một cách đúng mức. Giáo viên có trách nhiệm trả lời câu hỏi của học sinh đặt ra một cách nghiêm túc và trung thực, không lảng tránh, bịa đặt, xuyên tạc.

Khi đặt câu hỏi, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp: - Suy nghĩ thật kĩ vấn đề mình sắp dạy.

- Tham khảo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. Xây dựng hệ thống câu hỏi riêng của mình cho bài soạn. T

- Cố gắng sử dụng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau để hỏi về cùng một nội dung.

- Chú ý đón bắt, khơi gợi những ý tƣởng mới mẻ của học sinh, từ thực tế trả lời của các em, điều chỉnh lại cách hỏi cho phù hợp.

2.8. Sử dụng phương pháp bình giảng để nâng cao nhận thức thẩm mĩ cho học sinh

Bình giảng tác phẩm văn chƣơng là bộ phận quan trọng của khoa học văn học. Trong tiếp nhận văn học, bình giá là hoạt động hoàn tất quá trình lĩnh hội tác phẩm. Hoài Thanh cho rằng “Bình thơ là từ chỗ mình thấy hay làm thế nào cho ngƣời khác cũng cảm thấy hay”. GS Nguyễn Thanh Hùng cho rằng: “Vấn đề thứ hai của hoạt động bình giá tác phẩm văn chƣơng là vấn đề cái đẹp

đƣợc nhận thức và đánh giá nhƣ thế nào. Bởi bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn chƣơng là cái đẹp của tƣ tƣởng và quan niệm của nhà văn về cuộc sống, cái đẹp của hình thức văn học, cái đẹp của nhận thức nghệ thuật và sự thành thạo nghệ thuật thể hiện trong phƣơng thức mô tả trình bày tác phẩm” [8, tr.102].

Những lời bình giảng, phân tích của giáo viên trong giờ đọc – hiểu văn bản là rất cần thiết, quan trọng góp phần làm nên dƣ vị ngọt ngào, khơi gợi cảm xúc của học sinh khi tiếp nhận các giá trị văn chƣơng. Và có một thực tế là những giáo viên có những lời bình hay, độc đáo sẽ đƣợc học sinh nhớ mãi, ấn tƣợng mãi.

Khi bình các thủ pháp nghệ thuật cũng phải chú ý lựa chọn. Trong mỗi khổ thơ hoặc ngay trong một dòng thơ, tác giả cũng đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau. Nếu bình tất cả thì không có thời gian, dẫn tới tình trạng san bằng một cách bình quân mọi yếu tố nghệ thuật. Nhƣ vậy không thể làm nổi bật cái hay, cái đẹp của các yếu tố nghệ thuật chủ yếu. Khi nhận ra những tín hiệu nghệ thuật quan trọng phải tiến hành giảng dạy cho mạch lạc ý tứ mà câu thơ thể hiện sau đó mới đi bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng có khi bình về tƣ tƣởng, nội dung của bài thơ để thấy đƣợc cái hay của tác phẩm đặt trong hoàn cảnh xã hội đƣơng thời. Có nhiều cách bình, có thể trực tiếp bình về cách sử dụng ngôn từ trong tác phẩm, có thể so sánh điểm tƣơng đồng với các tác phẩm khác để thấy đƣợc nét độc đáo riêng của tác phẩm...Tuy nhiên dù cách nào cũng vậy lời bình phải phù hợp với lời giảng trƣớc hoặc sau đó, giảng có sâu sắc thì lời bình mới tâm đắc. Nếu giảng hời hợt, chƣa tới, dù có bình tâm huyết đến mấy cũng sẽ thiếu sức thuyết phục, ngƣời đọc sẽ không tin vào những lời bình rộng nhƣ thế. Thêm nữa, lời bình thể hiện rõ nhất ở giọng điệu, cảm xúc, thái độ, độ tinh nhạy của mĩ cảm. Cho nên nó mang dấu ấn cá nhân ngƣời viết rất đậm. Ngƣời đƣợc xem là có chất văn, hồn văn hay không chủ yếu thể hiện ở những lời bình văn này. Và

qua lời bình ấy, học sinh mới cảm nhận đƣợc cái hay của tác phẩm, ngâng cao hiệu quả của giờ học văn.

Khi hƣớng dẫn học sinh phân tích hết bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, giáo viên có thể cho học sinh so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ này với cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan, trên cơ sở đó giáo viên có thể bình về tình cảm của tác giả đối với bạn: Nếu “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” là mình ta đối diện với chính ta, là sự cực tả nỗi cô đơn đang xâm chiếm toàn bộ cõi lòng ngƣời lữ khách thì “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” ấm áp tình bạn, ta với ta là tôi với bác, tuy hai mà một, là sự gắn bó thắm thiết của một tình bạn chân thành, trong sáng, cao đẹp.

Khi dạy hai câu 5 – 6 của bài thơ Qua đèo Ngang, âm thanh đáng lƣu ý trong hai câu này là âm thanh tiếng chim quốc và chim đa đa. Sau khi cho học sinh nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đảo, đối và chơi chữ, giáo viên có thể đƣa ra những lời giảng bình: Âm thanh tiếng chim không thể làm cảnh vật đèo Ngang xáo động. Nó não nùng làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng, u tịch của nơi đây. Nó tấu lên khúc nhạc lòng da diết và khắc khoải trong Bà Huyện Thanh Quan. Dừng chân đứng lại nơi Đèo Ngang bóng xế, nỗi nhớ nƣớc, thƣơng nhà dấy lên trong lòng bà cồn cào nhƣ tiếng chim kia khản đặc trong không gian xa vắng. Tình cảm nhớ cảnh cũ ngƣời xƣa, nghĩ nƣớc nhớ nhà vốn đã thƣờng trực nay qua đèo Ngang, chốn lạ gặp cảnh hoang vu, tình cảm ấy càng trào dâng mãnh liệt.

Sau khi hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu câu thơ cuối bài thơ Bánh trôi nước

giáo viên có thể cùng học sinh bình hình ảnh “tấm lòng son”: bài thơ kết thúc ở mầu đỏ son, nồng thắm, ở vẻ đẹp khác – một vẻ đẹp mà không một thế lực nào, một sức mạnh nào có thể làm hoen ố, mai một. Đó là vẻ đẹp tâm hồn ngƣời phụ nữ. Tấm lòng son ở đây chính là tấm lòng son sắt, thủy chung, ấm áp, nhân hậu của ngƣời phụ nữ Việt Nam.

Nhƣ vậy, bình có rất nhiều cách khác nhau và giáo viên phải hƣớng dẫn học sinh biết kết hợp giữa giảng và bình để tạo sự lôi cuốn trong giờ học. Điều quan trọng nhất với ngƣời giáo viên là phải biết sử dụng linh hoạt, khoa học biện pháp bình giảng trong giờ dạy – học tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật để đem đến cho giờ dạy sự hấp dẫn, phát huy đƣợc cá tính sáng tạo của ngƣời học.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản dạy học thơ Nôm Đường luật ở THCS theo đặc trưng thể loại. Ngoài các biện pháp trên, chắc chắn còn nhiều biện pháp khác . Tuy nhiên để giờ dạy tác phẩm thơ Nôm Đường luật đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người giáo viên cần áp dụng các biện pháp một cách linh hoạt với từng đối tượng học sinh, với từng bài dạy; bản thân người giáo viên cần tích cực đọc, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để có cái nhìn sâu rộng về tác phẩm, trên cơ sở đó từng bước hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc cảm thụ, đi tìm cái đẹp, cái hay của tác phẩm văn học. Thành công của một giờ dạy là không chỉ rèn cho học sinh năng lực cảm thụ văn học, mà quan trọng hơn, những tác phẩm văn học ấy đã có sự tác động sâu sắc đến tâm hồn, tình cảm của học sinh.

CHƢƠNG 3

THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM

Giáo án chính là một bản đề cƣơng chi tiết các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học một tác phẩm. Thông qua giáo án, chúng ta có thể nắm bắ t đƣợc tiến trình của giờ ho ̣c , nhƣ̃ng nô ̣i dung và hoa ̣t đô ̣ng chủ yếu của giờ học đó . Mô ̣t giáo án theo tinh thần đổi mới , hƣớng vào đối tƣợng ho ̣c sinh phải thể hiê ̣n đƣợc sƣ̣ kết hợp hài hòa giƣ̃a hoa ̣t đô ̣ng của giáo viên với hoa ̣t đô ̣ng của ho ̣c sinh , vâ ̣n du ̣ng nhiều phƣơng pháp và biê ̣n pháp rèn luyện tƣ duy của học sinh và hình thành kiến thức mới cho các em.

Từ thƣ̣c tra ̣ng da ̣y ho ̣c thơ Nôm Đƣờng luâ ̣t ở lớp 7 THCS hiê ̣n nay

Một phần của tài liệu Dạy học thơ Nôm đường luật ở Trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại (Trang 76)