bền vững muôn đời của thơ Nôm Đường luật và của thơ ca Trung đại Việt Nam
Mỗi tác phẩm văn chƣơng đều ra đời trong một bối cảnh lịch sử nhất định. Trong đó có hoàn cảnh lịch sử xã hội, bầu không khí văn chƣơng của thời đại. Tác phẩm văn chƣơng ra đời trong bối cảnh lịch sử nào thì mang đậm dấu ấn lịch sử của thời đại ấy. Những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm sẽ có ý nghĩa trƣớc hết là với thời đại đó. Qua một tác phẩm văn chƣơng, ngƣời đọc có thể hình dung đƣợc hiện thực xã hội đƣơng thời, cuộc sống vật chất và tinh thần của con ngƣời trong xã hội ấy. Ngƣời đọc còn hiểu đƣợc nhân sinh quan và lí tƣởng của con ngƣời thời đại. Nhƣng giá trị bền vững của một tác phẩm văn chƣơng không chỉ nằm ở những giá trị nhân văn tốt đẹp, những giá trị có khả năng thức tỉnh con ngƣời ở mọi thời đại, nó có thể tồn tại mãi với thời gian. Đó cũng chính là lí do khiến cho tác phẩm văn chƣơng ấy và tác giả của nó có một vị trí không thể nào thay đổi đƣợc trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam và nó còn sống mãi trong lòng mọi thế hệ
bạn đọc. Sở dĩ những tác phẩm thơ Trung đại nhất là các tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật có sức sống trƣờng tồn nhƣ vậy là vì các tác phẩm đều mang đậm tính nhân văn. Xã hội dù phát triển đến đâu thì những tình cảm nhƣ lòng yêu tổ quốc, khát vọng hạnh phúc, về quyền sống hay những nỗi niềm cảm thông sâu sắc với số phận con ngƣời bất hạnh trong xã hội, tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời...mãi mãi sẽ vẫn là những bản chất tốt đẹp của con ngƣời. Và dù đƣợc diễn đạt bằng hình thức nào đi chăng nữa, chỉ cần nhận diện đƣợc các giá trị ấy trong tác phẩm thì chắc chắn tác phẩm ấy sẽ đi sâu vào tâm hồn độc giả.
Trong chƣơng trình Ngữ Văn THCS hiện nay, những tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật chứa đựng nhiều tiềm năng giáo dục học sinh những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta thuở trƣớc. Khai thác những giá trị bền vững, những hạt nhân tƣ tƣởng nhân văn trong các tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật chính là biện pháp hữu hiệu để hạn chế khoảng cách tiếp nhận giữa tác phẩm và bạn đọc là học sinh THCS. Những giá trị nhân văn chứa đựng trong các tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật ở THCS chủ yếu là tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc và tình yêu thƣơng con ngƣời.
Tình yêu thƣơng con ngƣời, sự cảm thông với những số phận bất hạnh trong cuộc sống đƣợc thể hiện rất rõ trong thơ Hồ Xuân Hƣơng nhất là bài thơ
Bánh trôi nước . Để giúp cho học sinh có thể hiểu đƣợc vấn đề này, giáo viên
cần chú ý phân tích cho học sinh cảm nhận đƣợc thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mƣợn hình ảnh chiếc bánh trôi nƣớc bình dị, dân dã, khiêm nhƣờng, nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng đã cho ngƣời đọc thấy hình tƣợng ngƣời phụ nữ Việt Nam dƣới chế độ phong kiến: luôn phụ thuộc vào ngƣời khác, không có quyền tự do quyết định lấy tƣơng lai, số phận của chính mình, cuộc đời bấp bênh, vô định, trôi nổi theo dòng đời. Nhƣng trên hết, giáo viên phải hƣớng dẫn học sinh hiểu bản lĩnh cao cả luôn tiềm ẩn trong tâm hồn ngƣời phụ nữ. Bản lĩnh ấy làm hiện lên một vẻ đẹp mà không một thế lực nào,
một sức mạnh nào có thể làm hoen ố, mai một. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời phụ nữ: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ vẫn sáng ngời tấm lòng son sắt, thủy chung. Với kết cấu chặt chẽ và độc đáo, sự đối lập giữa thân phận và phẩm chất, bài thơ đã tạo ấn tƣợng về một vẻ đẹp hoàn mĩ của ngƣời phụ nữ, về một bản lĩnh Xuân Hƣơng kiên cƣờng, mạnh mẽ dám nhìn thẳng vào số phận, vƣợt lên số phận và thách thức với hoàn cảnh sống.
Tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời còn đƣợc biểu hiện một cách khá độc đáo qua bài thơ Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ở lứa tuổi THCS, các em đã hiểu đƣợc tình bạn và vai trò của tình bạn đối với cuộc đời mỗi con ngƣời. Nhƣng khi học tác phẩm này, các em sẽ đƣợc nâng cao một bƣớc về nhận thức: tình bạn đẹp là tình bạn xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng của mỗi ngƣời. Một tình bạn đích thực sẽ là tài sản quý giá đối với mỗi cá nhân, không một thứ vật chất tầm thƣờng nào có thể làm phai nhạt. Từng câu từ trong bài rất bình dị mà lại chuyển tải tình cảm thân thiết, gắn bó, đậm chất nhân văn. Nó thể hiện một con ngƣời chất phác, sống trọng tình cảm ở nhà thơ Yên Đổ. Đặt quan niệm về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong hoàn cảnh xã hội, trong nhân tình thế thái bấy giờ:
“Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”
giáo viên cho học sinh thấy đƣợc nhân cách cao đẹp, lối sống thanh cao , tình bạn đẹp đẽ của nhà thơ.
Giá trị nhân văn trong các tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật có thể đƣợc khai thác trên khía cạnh tình yêu quê hƣơng đất nƣớc. Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc không phải là nội dung mới mẻ trong thơ ca trung đại Việt Nam mà nó đƣợc xây đắp trên nền tàng của văn học dân gian. Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc luôn có sẵn trong tâm hồn mỗi con ngƣời Việt Nam và ở mỗi thời đại khác nhau thì tình yêu ấy lại có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Nó có thể đƣợc biểu hiện ở nỗi buồn, nỗi cô đơn trƣớc thực tại đổi thay của đất nƣớc.
Thông qua các tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật, giáo viên cần làm sống dậy những tình cảm cao đẹp ấy trong tâm hồn các em, giúp các em hiểu đƣợc dù sống cách ta hàng trăm năm, song giữa cha ông ta thủa trƣớc và chúng ta ngày nay vẫn có những sợi dây liên hệ mật thiết, đó là tình cảm dành cho nơi chôn rau cắt rốn... Hiểu đƣợc những giá trị nhân văn ấy, các em sẽ thấy các tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật không còn xa xôi, lạ lẫm mà rất gần gũi.
Hạt nhân nhân văn của bài thơ Bạn đến chơi nhà ngoài ở tình cảm bạn bè chân thành, thắm thiết còn thể hiện ở nỗi buồn, cô đơn. Giáo viên cần giúp học sinh thấy đƣợc nỗi buồn ấy bắt nguồn từ tình yêu thầm lặng dành cho đất nƣớc. Những tƣởng khách đến chơi nhà thì nỗi cô đơn đƣợc giải toả, nào ngờ khách lại bƣớc vào cõi riêng của chủ thể, ở đó chủ thể bị cô lập với thế giới, với con ngƣời, kể cả ngƣời thân. Khách biến thành ngƣời chung cảnh ngộ. Nỗi cô đơn đƣợc nhân đôi. Không gian ở hai câu thực rất đặc biệt nếu đem so sánh với không gian tƣơng đồng trong những bài thơ khác. Vẫn là "Vƣờn Bùi chốn cũ", quê hƣơng ông, vẫn là ao ấy, vƣờn ấy, hàng dậu ấy nhƣng ở đây, cái vƣờn Bùi chốn cũ thơ mộng kia biến đâu mất cả, chỉ còn trơ lại một không gian cách trở, ngoài tầm với của con ngƣời. Có bạn đến chơi nhà thật, hay chỉ là một thủ thuật cấu tứ? Điều ấy không quan trọng. Vấn đề cốt lõi là ở chỗ ông đứng ngoài không gian, đứng ngoài thời gian. Và đó là cách ông tuyệt đối hoá nỗi cô đơn của mình. Giáo viên có thể liên hệ yếu tố ngoài văn bản cũng nhƣ phân tích để giúp học sinh hiểu rõ hơn tại sao các nhà trí thức đƣơng thời thƣờng mang nỗi buồn nhân thế. Nguyễn Khuyến nhận học vị Tam nguyên Hoàng giáp từ vua Tự Đức. Ông trân trọng, tôn thờ cân đai áo mão vua ban. Mong muốn trọn đời của ông là phò vua giúp nƣớc. Nhƣng rồi vua Tự Đức băng hà. Lý tƣởng trung quân ái quốc của ông sụp đổ. Với Nguyễn Khuyến, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Đồng Khánh là những ông vua bù nhìn. Hàm Nghi là ông vua hữu danh vô thực. Ông từ quan mà lòng vẫn bất an. Mặc cảm cay đắng “Ơn vua chƣa chút báo đền/Cúi trông hổ đất ngửa lên thẹn trời” ông đeo
đẳng đến lúc chết. Không ai hiểu ông. Ngƣời vợ tao khang của ông chỉ biết hay lam hay làm, thắt lƣng bó que tần tảo. Con trai ông vẫn hăm hở với hƣ danh. Bạn bè ông kẻ cùng chí không cùng ý, ngƣời tặc lƣỡi buông xuôi... Ông cô đơn. Và đây là cơ sở để ta giải thích hai câu thơ cuối:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta!
Nguyễn Khuyến bao giờ cũng có trầu. Những lúc vắng nhà, ông vẫn không quên mang theo gói trầu têm sẵn. Nhƣng nghịch lý trầu không có chƣa phải là thần tứ. Phó từ phủ định “không” bất ngờ, sắc lạnh nhƣ một nhát chém, chặt đứt nẻo giao tiếp cuối cùng giữa chủ thể với thế giới. Đại từ chỉ nơi chốn “đây” định vị một cõi riêng, cõi bị cô lập với không gian và thời gian thông lệ. Kết từ “với” không gợi tƣ duy mà chỉ đơn thuần liên kết, hơn thế nữa, hoà tan cái ta cụ thể “bác” trong cái “ta” cô đơn.
Tƣ tƣởng hạt nhân nhân văn làm nên giá trị trƣờng tồn của thơ Nôm Đƣờng luật cũng đƣợc thể hiện ở nỗi buồn nhân thế, thời thế, tâm sự “nhớ nƣớc, thƣơng nhà” của cả một tầng lớp trí thức phong kiến trƣớc thực tại đƣơng thời trong bài thơ Qua đèo Ngang. Đây chính là điều để bài thơ sống mãi với thời gian. “ Bà Huyện Thanh Quan vốn là ngƣời Đàng Ngoài thuộc Lê Trịnh, nay đã là triều Nguyễn con cháu chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nói nhƣ xƣa, mệnh trời thế là đã chuyển về họ Nguyễn. Tuy vậy, trong tâm tƣ thế hệ bà, ngƣời đất Bắc không khỏi ngầm lắng một niềm luyến tiếc nhà Lê, tiếc thƣơng thời cũ. Gia đình bà lại ở Hà Nội. Nay bà vào kinh, một nơi lạ nƣớc, lạ nhà, một mình ngàn dặm. Tình cảm nhớ cảnh cũ, ngƣời xƣa, nghĩ nƣớc nhớ nhà vốn đã thƣờng trực, nay gặp đèo Ngang, chốn lạ gặp cảnh hoang vu, tình cảm ấy lại càng trào dâng mãnh liệt” [21, tr. 55]. Giáo viên phải hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu bút pháp tả cảnh ngụ tình để thấy đƣợc tâm trạng kín đáo của tác giả đƣợc bộc lộ trong bài thơ. Tác giả không trực tiếp nói đến nỗi “nhớ nƣớc”, “thƣơng nhà”, không trực tiếp bộc lộ tâm trạng buồn, cô đơn
nhƣng nỗi niềm, tâm trạng ấy nhƣ thấm sâu trong từng câu, từng chữ của bài thơ. Nỗi buồn ấy hiện lên từ cái nhìn cảnh thiên nhiên đèo Ngang heo hút, hiu quanh đến rợp ngợp; con ngƣời thì nhỏ bé, ít ỏi, lam lũ. Nỗi buồn còn hiện lên rõ hơn khi nhà thơ mở lòng mình đón nhận những thanh âm của cuộc sống nơi đèo Ngang. Với nghệ thuật đảo ngữ, tác giả đƣa “nhớ nƣớc”, “thƣơng nhà” lên vị trí đầu câu để làm nổi bật tấm lòng hoài cổ, luôn khắc khoải về một thời vàng son của tiền triều trong trái tim mình. Giáo viên cũng cần hƣớng dẫn học sinh phân tích nghệ thuật nhân hóa trong việc thể hiện tấm lòng ái quốc của nhà thơ. Con cuốc cuốc cũng biết đau lòng nhớ nƣớc, con gia gia cũng nhớ nhà mà kêu than đến mỏi miệng. Thực ra đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc hay chim đa đa mà đó chỉ là âm thanh vang lên từ trong tâm tƣởng. Đó chính là tiếng lòng của nhà thơ. Trong tâm tƣởng của nữ sĩ, có một niềm tiếc nuối day dứt quá khứ, triều đại nhà Lê hƣng thịnh không còn nữa mà thay vào đó là một triều đại thối nát, mục ruỗng. Tiếng kêu khắc khoải của con chim “gia gia” thể hiện tấm tình thủy chung, thƣơng nhớ quê nhà của tác giả ngay khi trên đƣờng rời xa quê hƣơng.
Ta dễ dàng nhận thấy cảm xúc của tác giả thật xót xa, buồn bã và đơn độc trong nỗi hoài cảm mênh mang. Cái “ta” của nhà thơ thật tĩnh tại, cái “ta” ấy đã tập trung cả thể xác lẫn tinh thần để suy ngẫm, trăn trở với mảnh tình riêng của mình. Có lúc, nhà thơ đã phân thân ra thành hai con ngƣời: một con ngƣời mang cái ta bản ngã và dƣờng nhƣ có một cái ta khác bên ngoài đang chia sẻ mảnh tình riêng cho vơi bớt nỗi cô đơn. Thiên nhiên thì quạnh quẽ, trống trải, và lòng ngƣời thì quạnh vắng, trống trải hơn. “Bà Huyện Thanh Quan đã vƣợt qua đƣợc một đèo Ngang địa lí mà không qua nổi một đèo Ngang tâm lí. Bởi tâm tình hoài cổ vẫn là hành trang của bà trên con đƣờng vào Huế, thậm chí hành trang ấy càng đi càng xa càng trở thành gánh nặng” [10, tr. 73] đè lên tâm hồn bà. Bài thơ tuy thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn của nhà thơ nhƣng đọc bài thơ, chúng ta thấy đây là nỗi buồn thấm đẫm chất nhân
văn cao cả mà không hề bi lụy. Bởi nỗi buồn ấy khởi phát từ tình yêu dành cho gia đình, cho đất nƣớc. Qua bài thơ, giáo viên hƣớng dẫn học sinh cảm nhận đƣợc vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của Bà Huyện Thanh Quan và thêm trân trọng, yêu mến ngƣời nữ sĩ tài danh một thời.
Dạy học tác phẩm thơ trung đại Việt Nam trên cơ sở khai thác hạt nhân tƣ tƣởng nhân văn chính là biện pháp hữu hiệu để hạn chế khoảng cách giữa học sinh lớp 7 THCS với các tác phẩm đƣợc sáng tác từ hàng ngàn năm trƣớc. Từ những giá trị nhân văn bất diệt của dân tộc, các em sẽ thấy các tác phẩm trở nên gần gũi hơn rất nhiều. Để làm đƣợc điều này, ngoài việc phát hiện đúng giá trị nhân văn trong tác phẩm, giáo viên còn phải sử dụng phối hợp các biện pháp khác nhƣ xây dựng hệ thống câu hỏi, phá vỡ rào cản ngôn ngữ, giảng bình... để tăng tính thuyết phục cho giờ học và làm cho giờ văn thực sự là một giờ học thực chất nghệ thuật, tránh sa vào lối dạy công thức, giáo điều, xã hội học dung tục.
2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thơ Nôm Đường luật gắn với lịch sử hình thành
Mỗi tác phẩm văn chƣơng đều ra đời trong những bối cảnh lịch sử cụ thể, trong đó hai phƣơng diện quan trọng nhất cần phải chú ý tới hai phƣơng diện là nhà văn- ngƣời sáng tạo ra tác phẩm và hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đƣơng thời. Trong quá trình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật, giáo viên cần có sự hiểu biết khá kĩ về các nghệ sĩ đã sáng tạo nên tác phẩm để truyền đạt cho học sinh. Hiểu đƣợc càng nhiều về cá tính sáng tạo, về phong cách nghệ thuật của nhà văn sẽ càng thuận lợi cho việc tiếp cận tác phẩm văn học. Đời tƣ của thi nhân cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cá tính sáng tạo của nhà văn, nhƣng giáo viên cũng nên định hƣớng cho các em không nên tuyệt đối hóa điều này mà phải giúp học sinh phải biết lựa chọn những yếu tố nào trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng rõ nhất, nổi trội nhất tới phong cách của ngƣời nghệ sĩ. Thơ Nôm Đƣờng luật trong văn học Việt Nam
đạt đến trình độ điêu luyện với những bài thơ nổi tiếng của hai nữ sĩ tài hoa Hồ Xuân Hƣơng và Bà Huyện Thanh Quan. Mỗi ngƣời, bằng những nét riêng, đã in đậm dấu ấn của mình trong lòng ngƣời đọc. Thơ Hồ Xuân Hƣơng bình dị mà sắc sảo. Bà thƣờng tìm cách phá vỡ những nét chuẩn mực, đặc trƣng của thơ ca phong kiến, dám chọc giận cả những vị “chính nhân quân tử” qua đó đề cao, bảo vệ vẻ đẹp cũng nhƣ quyền sống, quyền hạnh phúc của ngƣời phụ nữ. Ngƣợc lại, thơ Bà Huyện Thanh Quan thƣờng phát triển theo hƣớng chuẩn mực, ngay ngắn. Thơ bà xuất hiện dƣới dạng cổ điển, niêm luật chặt chẽ, nội dung trang nhã, đặc biệt về mặt âm hƣởng thì thơ bà hết sức dồi dào, hấp dẫn. Sức mạnh của thơ Hồ Xuân Hƣơng là ở khả năng liên tƣởng