Hoạt động cắt nghĩa

Một phần của tài liệu Dạy học thơ Nôm đường luật ở Trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại (Trang 71)

Thơ Nôm Đƣờng luật là loại hình văn học có khoảng cách lớn với học sinh THCS cả về không gian và thời gian, về tƣ duy nghệ thuật và về quan điểm thẩm mĩ. Ngôn ngữ sử dụng trong thơ Nôm Đƣờng luật là chữ Hán và chữ Nôm, một thứ chữ quen thuộc với cha ông ta nhƣng lại rất xa lạ khó hiểu với học sinh. Chính vì vậy, hoạt động cắt nghĩa đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh vƣợt rào cản ngôn ngữ để hiểu nghĩa của từ, câu, hình ảnh và mối quan hệ của chúng trong văn bản từ đó tiếp cận đƣợc nội dung và ý đồ nghệ thuật của tác giả trong bài. Cắt nghĩa chính là quá trình làm cho ý nghĩa của từ, của ngữ, câu và hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tƣợng. Cắt nghĩa là một cách tìm ra câu trả lời của tác giả gửi đến bạn đọc thông qua văn bản.Vì vậy, yêu cầu đặt ra với giáo viên Ngữ Văn là phải

có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, nếp sống, văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh nghiệm thẩm mĩ thì mới có sự cắt nghĩa chính xác.

Cắt nghĩa ngôn ngữ gồm cắt nghĩa từ, cắt nghĩa hình ảnh và cắt nghĩa câu.

- Cắt nghĩa từ:

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ nên nghĩa của tác phẩm văn chƣơng bắt đầu bằng nghĩa biểu hiện trên bề mặt của ngôn từ, kể cả những tác phẩm thơ của các nhà thơ Nôm Đƣờng luật. Do một số những đặc trƣng riêng trong cấu trúc nên lớp nghĩa ngôn từ của thơ chữ Hán-Nôm trung đại có thể bao gồm lớp nghĩa bề mặt (nghĩa đen, nghĩa hiển ngôn) lớp nghĩa biểu tƣợng, lớp nghĩa hiển ngôn đƣợc toát lên từ toàn bộ chỉnh thể ngôn từ.

Lớp nghĩa bề mặt có giá trị thông báo về sự việc, hiện tƣợng, sự việc đƣợc nói đến trong bài thơ. Ví dụ: Bánh trôi nƣớc của Hồ Xuân Hƣơng. Trên bề mặt câu chữ, bài thơ mô tả chiếc bánh trôi và lƣợc thuật quá trình làm bánh. Lớp nghĩa này là căn cứ để xác định nghĩa biểu tƣợng của bài thơ.

Lớp nghĩa biểu tƣợng trong thơ là lớp nghĩa quan trọng bởi thơ trung đại thƣờng dùng cách diễn tả bằng những biểu tƣợng (do bị hạn chế về số lƣợng từ miêu tả, nhƣng các nhà thơ vẫn còn sử dụng một số lƣợng từ mang hàm nghĩa biểu tƣợng nhất định mới diễn đạt nổi ý thơ). Ngƣời xƣa làm thơ rất chú trọng tạo cho ý thơ sâu lắng để ngƣời đọc cảm nhận đƣợc thơ đến nghiền ngẫm và hiểu thơ, đạt đến điều đó mới làm say đắm lòng ngƣời. Do yêu cầu này nên thơ Nôm Đƣờng luật diễn đạt ý tứ bằng từ mang ý nghĩa trừu tƣợng vừa làm cho lời thơ giản dị, tự nhiên vừa làm cho ý thơ hàm súc, ý nhị, sâu kín, tạo cho câu thơ có dƣ âm. Cách diễn đạt bằng biểu tƣợng, bắt buộc ngƣời đọc cùng một lúc sử dụng hai tƣ duy, hình ảnh và suy luận để vừa bắt đƣợc hình ảnh thơ vừa phân tích ra ý nghĩa của chúng mà hiểu ý thơ.

Lớp nghĩa đƣợc tạo nên bởi toàn bộ chỉnh thể trong thơ trữ tình Trung đại mới là lớp nghĩa chính mà trong quá trình phân tích ta cần chú ý đến nhất .

Nó là tầng nghĩa sâu kín mà nhà thơ trên còn đƣờng sáng tạo đã tốn rất nhiều công sức, tâm huyết để lựa chọn sắp xếp, hệ thống tất cả các phƣơng tiện ngôn từ ấy để thể hiện ý đồ ngôn từ của mình. Đây chính là tầng nghĩa chính đủ tất cả những tƣ tƣởng tình cảm, ý đồ ngƣời, quan niệm nhân sinh mà nhà thơ muốn gửi gắm đến bạn đọc, thông qua tác phẩm văn chƣơng của mình. Bản thân lớp nghĩa này rất đa dạng. Vì vậy, cắt nghĩa từ phải đặt trong văn mạch của tác phẩm. Ở bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hƣơng, từ “son” trong câu thơ cuối: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” cần phải đƣợc cắt nghĩa mới giúp các em nhận thức hết đƣợc giá trị thẩm mĩ của câu thơ và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Trong sách giáo khoa, từ “son” không hề đƣợc chú thích, chính vì vậy rất nhiều học sinh nhầm lẫn rằng “son” là màu đỏ, mà nhân bánh trôi thực tế làm từ đƣờng phên có màu nâu chứ không phải màu son.Tất nhiên, chúng ta biết các em hiểu một cách máy móc, khô cứng. “Son” đúng là từ dùng để chỉ màu đỏ, một màu hoàn toàn không có thực ở cái bánh trôi nƣớc. “Son” phải đƣợc hiểu là lí tƣởng thẩm mĩ, nó không dừng lại ở mức độ của một tính từ chỉ màu sắc mà là một yếu tố của từ láy “son sắt”. Vì thế, phải đặt từ “son” trong cụm từ “tấm lòng son” để hiểu rằng từ “son” có ý nghĩa tƣợng trƣng sâu sắc, nó chỉ tấm lòng son sắt, thủy chung, không phai nhạt của ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa. Đồng thời phải đặt chữ “son” trong cả bài thơ, ta sẽ nhận thấy một sự đối lập hoàn toàn: “son” là bất biến, trong khi đó “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát” là có sự đổi thay. Lấy cái bất biến để đối lại với cái vạn biến của cuộc đời, Hồ Xuân Hƣơng một lần nữa khẳng định tài năng nghệ thuật đặc biệt của mình khi khắc họa đƣợc vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời phụ nữ, luôn trong trắng,thủy chung trong bất cứ hoàn cảnh nào.

- Cắt nghĩa hình ảnh: Mục đích của cắt nghĩa hình ảnh là làm bật sáng hình ảnh, làm rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả bài thơ. Cắt nghĩa cái biểu đạt thông qua các hình ảnh hoặc hình tƣợng là một hình thức kiểm tra cao nhất, khó khăn nhất đối với ngƣời học. Việc cắt nghĩa này buộc học sinh phải tự đặt

mình vào vị trí của văn bản để tiếp xúc văn bản. Bởi mỗi hình ảnh đều là sự sáng tạo độc đáo của ngƣời nghệ sĩ, nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật của học trong tác phẩm. Mặt khác hình ảnh trong thơ Trung đại nói chung và thơ Nôm Đƣờng luật nói riêng thƣờng cô đọng, súc tích gợi nhiều liên tƣởng ở ngƣời đọc nhƣng cũng là chỗ khó khăn nhất, phức tạp nhất trong cảm thụ, tiếp nhận. Bởi xây dựng những hình ảnh thơ, ngƣời nghệ sĩ thƣờng sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật vừa làm tăng sức hấp dẫn cho thơ vừa tăng tính hàm súc. Với thơ Nôm Đƣờng luật, việc sử dụng nhiều hình ảnh ƣớc lệ, tƣợng trƣng làm cho các câu thơ trở nên quen thuộc, đôi khi đến sáo mòn công thức. Nhƣng chính những hình ảnh quen thuộc đó lại gây những khó khăn cho ngƣời đọc, nhất là với bạn đọc học sinh ngày nay. Vì đã sáo mòn thì ít cảm xúc, ít gây đƣợc sự rung động, nếu không cắt nghĩa để gợi lên không khí, khung cảnh, sự việc mà hình ảnh đó biểu đạt nên khó nắm bắt. Ví dụ hình ảnh chiếc bánh trôi trong nồi nƣớc luộc đƣợc Hồ Xuân Hƣơng miêu tả qua thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”. Thành ngữ này thƣờng dùng để nói về sự trôi nổi, lênh đênh của kiếp ngƣời. Nhƣng trong bài thơ Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hƣơng không chỉ dùng để tả chiếc bánh trôi mà để diễn tả thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Thành ngữ kết thúc ở chữ “chìm” càng gợi cho ngƣời đọc thấy cuộc đời của ngƣời phụ nữ sao mà cay cực, xót xa.

- Cắt nghĩa câu: Câu là một đơn vị quan trọng để tạo nên một văn bản nhất là đối với văn bản văn chƣơng, văn bản thơ. Câu thƣờng chứa lƣợng thông tin hoàn chỉnh. Thông thƣờng một câu hoàn chỉnh ít nhất phải có đủ các yếu tố chủ ngữ, vị ngữ. Nhƣng đối với thơ nhất là thơ Nôm Đƣờng luật do yêu cầu về mặt lời thơ (phải đẹp, chau chuốt, giàu hình ảnh và âm hƣởng, lời thơ đa nghĩa mới tạo sức hấp dẫn). Do vậy, ngƣời làm thơ phải khắc phục đƣợc giới hạn của ngôn ngữ, trong đó có câu để biểu đạt những ý tứ thần diệu nhất.

Thơ trữ tình trung đại nhất là thơ Nôm Đƣờng luật có yêu cầu rất chặt chẽ về số chữ trong một câu, số câu, số dòng trong một bài thơ. Câu thơ trong thơ Nôm Đƣờng luật không đƣợc dài dòng, không hoặc ít thấy những câu viết theo lối kể lể, miêu tả quá cụ thể, chi tiết mà hàm súc, đa nghĩa đồng thời cũng chau chuốt, giản dị, hài hòa. Việc cắt nghĩa câu là một thao tác quan trọng để làm học sinh hiểu đƣợc ý cơ bản của câu thơ.

Cắt nghĩa câu bao gồm:

+ Đặt câu thơ vào vị trí quan trọng của nó trong bài thơ để xác định chức năng ngữ pháp mà câu đảm nhiệm từ đó làm rõ nghĩa câu thơ. Với thơ Nôm Đƣờng luật, mỗi câu thơ lại có chức năng, nhiệm vụ riêng. Các vị trí đó bản thân nó đã mang một nội dung nhất định. Cắt nghĩa câu ở đây là phải làm cho học sinh xác định rõ không chỉ vị trí câu thơ mà còn hiểu nghĩa của câu, cái hay, cái độc đáo của những câu thơ ấy. Chẳng hạn, nhiệm vụ của câu thơ thứ ba trong một bài thất ngôn tứ tuyệt là khái quát, mở rộng vấn đề đã đƣợc nêu ra ở câu thứ hai – câu thừa đề. Vì vậy, căn cứ vào đó, câu thơ thứ ba trong bài thơ Bánh trôi nước cũng làm nhiệm vụ khái quát, mở rộng vấn đề nhƣng ở đây là khái quát, làm nổi bật thân phận phụ thuộc của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chiếc bánh trôi rắn hay nát phụ thuộc rất nhiều vào tay ngƣời nặn, thân phận ngƣời phụ nữ cũng vậy. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc, số phận của chính mình.

+ Xác định cấu trúc ngữ pháp để làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa mà câu thơ đảm nhiệm. Ví dụ trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, hai câu thực:

Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

có sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Lẽ ra theo cấu trúc ngữ pháp thông thƣờng phải viết:

Mấy nhà chợ lác đác bên sông

Với nghệ thuật đảo ngữ, câu thơ đã đem đến cho ngƣời đọc thấy rõ: cảnh vật ở đây đƣợc nhìn từ xa, từ trên cao xuống trong một không gian rộng. Và trong tầm nhìn bao quát ấy, nổi lên hàng đầu là ấn tƣợng bao trùm về dáng điệu nhỏ bé nhọc nhằn, sự thƣa thớt, tiêu điều. Còn ấn tƣợng cụ thể về vài chú tiều và mấy nhà chợ thì mờ nhạt. Dấu hiệu sự sống tuy có thấp thoáng trong bức tranh đèo Ngang nhƣng không làm cho cảnh vui hơn, ấm áp hơn mà trái lại càng làm tăng sự vắng vẻ, thƣa thớt, hoang vu của đèo Ngang. Phép đảo ngữ và phép đối rất chỉnh vừa tạo nhạc điệu du dƣơng, trầm bổng vừa thẫm đẫm cảm giác lẻ loi, cô đơn, buồn bã.

Trong các nội dung trên, cắt nghĩa từ và hình ảnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì tính hàm súc của thơ Đƣờng luật nên khi phân tích cần coi trọng khai thác từng tiếng, từng từ. Trong một bài thơ Nôm Đƣờng luật, thƣờng có hệ thống từ đƣợc tác giả dùng làm nổi bật chủ đề. Ví dụ trong bài

Qua đèo Ngang, ta chú ý tới hệ thống từ “xƣơng cốt” sau:

Câu phá đề: 1. Bƣớc tới … … … … … Câu thừa đề: 2. … … chen … … chen … Câu thực: 3. Lom khom … … … … …

4. Lác đác … … … … … Câu luận: 5. Nhớ … đau … … … …

6. Thƣơng … mỏi … … … … Câu kết: 7. Dừng … đứng lại … … … 8. … … … … ta với ta

Bởi vậy, giáo viên phải bám sát vào hệ thống từ và hình ảnh để khai thác.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ Nôm đường luật ở Trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)