Hướng dẫn học sinh phát hiện cái mới, so sánh đối chiếu để khắc

Một phần của tài liệu Dạy học thơ Nôm đường luật ở Trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại (Trang 61)

ấn tượng về tác phẩm

Phân tích văn bản không chỉ đơn thuần là phân tích ngôn từ, lớp nghĩa mà muốn học sinh ngoài sự cảm thụ và say mê còn phải thực sự hiểu đƣợc những cái mới trong những tác phẩm để củng cố thêm niềm say mê với văn học Trung đại, trân trọng những sự sáng tạo của cha ông ta. Những cái mới ở đây là mới về nội dung, ngôn từ của tác phẩm so với những tác phẩm ra đời trƣớc nó và sau nó, những giá trị, những khía cạnh còn phù hợp với thời đại mới ngày nay.

Tác phẩm văn chƣơng là sản phẩm lịch sử của thời đại, nhƣng với tài năng của mình, nhà văn có những sáng tạo vƣợt qua tầm thời đại của mình, thậm chí có thể mang tới những dự báo cho tƣơng lai. Muốn tìm ra cái mới cần phải dựa trên những giá trị đƣợc xem là ổn định của tác phẩm nhƣ: đề tài, chủ đề, phƣơng thức. Ví dụ bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

vẫn lấy đề tài tình bạn, một đề tài nổi bật trong thơ ông. Nhƣng sáng tạo của bài thơ là ở sự phá vỡ quy định chặt chẽ của thơ Đƣờng luật. Thông thƣờng với những bài thơ thất ngôn bát cú Đƣờng luật có bố cục : đề , thực, luận, kết (2 – 2 – 2 – 2) nhƣng Nguyễn Khuyến đã phá luật tạo nên một bố cục mới 1 – 6 – 1. Không những vậy ngôn ngữ thơ ông không cầu kì, kiểu cách mà toàn là

ngôn ngữ thuần Nôm bình dị, dân dã, mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của ngƣời dân nhƣng đƣợc sử dụng khéo léo khiến nó rất ý vị. Thi liệu không phải là thi liệu của văn học cổ, những điển cố, điển tích mà những cảnh vật sống động, mang đậm dấu ấn làng quê Bắc Bộ. Vì vậy, ngƣời giáo viên vừa phải đảm bảo truyền đạt những giá trị lịch sử đã ổn định mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm vừa phải giúp học sinh nhận thức đƣợc những cái mới nhất là những cái mới, những giá trị xã hội thẩm mĩ hiện đại trong tác phẩm, tức là cái mới cũng phải nằm trong sự so sánh đối chiếu với những yếu tố tƣơng tự trƣớc và sau nó. Đối với tác phẩm muốn phân tích, đánh giá đúng đắn nội dung, nghệ thuật của tác phẩm phải vận dụng quan điểm và phƣơng pháp lịch sử “ Cần phải đặt mỗi tác phẩm cũ vào điều kiện lịch sử của nó, nhận rõ quan hệ giữa tác phẩm và thời đại, nhƣ thế chúng ta mới có thể hiểu đƣợc những giá trị cũ và tìm thấy trong đó những bài học cho chúng ta ngày nay” [9, tr.17] để làm đƣợc điều này giáo viên phải có vốn sống ở nhiều lĩnh vực, phải sống phong phú cuộc sống hiện tại và nhạy cảm với cái mới.

Trong giảng dạy tác phẩm văn chƣơng, so sánh là một biện pháp đƣợc dùng khá phổ biến vì nó luôn mang hiệu quả bất ngờ. So sánh sẽ giúp học sinh mở rộng, khắc sâu kiến thức văn học cho chính bản thân mình, đồng thời thấy đƣợc những nét riêng, nét chung, sự kế thừa, phát triển đặc biệt là những dấu ấn sáng tạo của từng tác giả trong tác phẩm. Thông qua so sánh sẽ giúp học sinh khắc sâu ấn tƣợng về những hình tƣợng nổi bật trong tác phẩm.

Khi dạy các tác phẩm thơ Nôm Đƣờng luật ở THCS cũng vậy, giáo viên cũng cần sử dụng biện pháp so sánh để học sinh ấn tƣợng hơn với nội dung của bài thơ, đồng thời giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về văn học Trung đại thời bấy giờ cũng nhƣ đặc điểm sáng tác văn chƣơng của từng tác giả. Khi dạy bài thơ Qua đèo Ngang , giáo viên có thể so sánh với các bài thơ cùng chủ đề của bà nhƣ Chiều hôm nhớ nhà, Thăng Long thành hoài cổ, Tức

buồn, giọng điệu bài thơ du dƣơng thấm đẫm phong cách thơ của Bà Huyện Thanh Quan: vừa trang nhã, cổ kính, vừa uyển chuyển, mềm mại lại man mác nỗi niềm hoài cổ sâu lắng, thiết tha. Giáo viên cũng có thể so sánh với các câu ca dao, các bài thơ khác cùng nói về thời điểm chiều tà nhƣ :

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

(ca dao) hay:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu (Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)

(Thôi Hiệu)

Để thấy chiều tà là thời điểm thƣờng gợi cho con ngƣời nhất là những ngƣời đi xa nỗi nhớ gia đình, nhớ tới tổ ấm, nhớ tới quê hƣơng..của mình. Mặt khác chiều tà còn là thời gian lắng đọng thƣờng gợi cho con ngƣời nỗi buồn mênh mang.

Khi dạy bài thơ Bạn đến chơi nhà , giáo viên mở rộng, so sánh với các bài thơ khác của Nguyễn Khuyến cùng đề tài về tình bạn nhƣ: Khóc Dương Khuê, Lụt hỏi thăm bạn...để thấy tình bạn là một đề tài quen thuộc và nổi

tiếng của nhà thơ. Giáo viên cũng có thể so sánh cụm từ “ta với ta ” trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà với nhau. Nếu nhƣ trong bài

Qua đèo Ngang cụm từ “ta với ta” thể hiện sự cô đơn, lẻ loi trống vắng đến

tột cùng của Bà Huyện Thanh Quan giữa cảnh núi non trùng điệp, giữa cảnh trời nƣớc bao la, mênh mông, rợp ngợp của Đèo Ngang thì trong bài thơ Bạn

đến chơi nhà, cụm từ “ta với ta” gợi nên sự chan hòa, quấn quýt. Ta trong bài Qua đèo Ngang chỉ mình bà Huyện Thanh Quan, còn trong bài Bạn đến chơi nhà, Ta là tác giả, ta cũng là bạn. Nguyến Khuyến tiếp bạn không bằng cao

lƣơng , mĩ vị mà bằng cả tấm lòng chân thành. Qua đây, tác giả muốn khẳng định tình bạn đậm đà, thắm thiết vƣợt lên trên mọi vật chất tầm thƣờng, qua đó giúp ta hiểu hơn nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ Nôm đường luật ở Trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại (Trang 61)