Một số giải pháp để phát triển tự do, nâng cao trách nhiệm trong

Một phần của tài liệu Tự do và trách nhiệm trong cách mạng khoa học - công nghệ (Trang 77)

trong cách mạng khoa học - công nghệ

Đạo đức của con người là tố chất được hình thành trong quá trình sống của mỗi người và gắn chặt với môi trường tự nhiên, xã hội của họ. Trong mối quan hệ đó, con người vừa là chủ thể nhận thức, đồng thời cũng là chủ thể

thực hiện hành vi đạo đức của mình trong ứng xử xã hội. Để hoá giải những nghịch lý của sự phát triển trong cách mạng khoa học và công nghệ liên quan đến sự phát triển bền vững của xã hội và con người, đặc biệt là nan đề về đảm bảo phát triển tự do và quy định rõ trách nhiệm trong đó đang rất cần những giải pháp mạnh cả trên phương diện nhận thức lẫn hành động, không chỉ đối với cá nhân mà còn với cả cộng đồng xã hội.

Xét ở khía cạnh của đạo đức học, đặc biệt là từ mối quan hệ của hai phạm trù tự do và trách nhiệm trong đạo đức học, có thể khẳng định rằng, vấn đề kiểm soát mặt trái, những khía cạnh tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã trở thành một vấn đề toàn cầu. Giải quyết những vấn đề toàn cầu đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của thời đại hiện nay, thu hút sự quan tâm của hầu hết giới khoa học và các chính phủ trên thế giới. Trong tính “tự do” của mình, sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ đặt ra yêu cầu cần phải được “dẫn dắt” bởi những can thiệp kịp thời thông qua một số biện pháp để con đường phát triển không chệch quy luật của sự phát triển bền vững.

- Xác định tính hướng đích trong tự do sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống

Trong xã hội truyền thống và ứng với nó là công nghệ truyền thống, trong một chừng mực nhất định, người ta đã từng tìm được thế cân bằng và sự kiểm soát để giúp cho khoa học và công nghệ khỏi mất đi mục đích ban đầu cho sự ra đời của nó là giải quyết các vấn đề hiện tại của con người một cách nhanh gọn và hiệu quả trước khi nó bị tha hoá, bị phụ thuộc vào sự tham lam, thiếu kiểm soát và niềm tin mù quáng vào “chìa khoá vạn năng” của công nghệ khi bước vào xã hội hiện đại. Những hệ quả kinh hoàng mà loài người phải trả giá để thoả mãn tính “tự do” trong sáng tạo và ứng dụng khoa học, công nghệ đã cảnh tỉnh và gióng lên hồi chuông về việc cần phải biết giới hạn của tự do trong sáng tạo khoa học và một trong những cách tốt nhất để xác

định được giới hạn của tự do chính là tìm được tính hướng đích cho sự sáng tạo và ứng dụng chúng trong cuộc sống. Đó chính là sự thay đổi phải hướng tới quá trình phát triển bền vững. Chẳng hạn, cái mà khoa học, công nghệ cần hướng tới là, ví dụ trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra một hệ thống “chuyển hoá cơ bản” để loại trừ lãng phí và ô nhiễm bằng việc tính toán tới những hệ thống sản xuất mà mục tiêu của chúng là: một hệ thống mà không đầu ra nào của sản xuất mà lại không là đầu vào cho một quá trình sản xuất khác trong guồng máy. Một hệ thống như thế, không chỉ có hiệu lực hơn, theo ý nghĩa của sản xuất mà còn loại trừ các tổn hại đến môi trường và các yếu tố khác. Tính hướng đích này sẽ làm cho toàn bộ quá trình sáng tạo, những sản phẩm và sự ứng dụng chúng đều ứng với cái đích đã được định ra. Đó cũng chính là tự do được nhận thức ra trong tính tất yếu. Chỉ có phát triển theo hướng đó thì tự do trong sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ vẫn được đảm bảo và các kết quả của nó lại không mang đến những hệ quả xấu cho sự phát triển xã hội.

- Luật hoá các trách nhiệm đạo đức

Do tương tác mật thiết của khoa học, công nghệ với cuộc sống con người trong xã hội và sinh thái, Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ không chỉ đơn thuần là sự mở rộng kiến thức mà nó còn đòi hỏi phải cân nhắc các khía cạnh đạo đức mà chúng ta phải nhận thức, quan tâm đến, được trang bị để đấu tranh. Các phát minh về khoa học, công nghệ và việc sử dụng chúng đang làm gia tăng các lo ngại về sự phá huỷ môi trường tự nhiên, xã hội, thậm chí cả sự tồn vong của nhân loại. Để hạn chế một cách có hiệu quả những mặt trái của sự phát triển trong cách mạng khoa học và công nghệ, các phát minh khoa học và việc sử dụng chúng cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn không phải chỉ dưới lăng kính của “toà án lương tâm” (khi mà tính tự giác và trình độ văn minh của con người chưa cao). Nó cần được kiểm duyệt khắc nghiệt

trong sự phơi bày một cách đầy đủ các hiệu quả trái ngược có thể có của các phát minh mới thông qua những quy định pháp luật. Chỉ có sự ràng buộc về mặt pháp lý mới đủ hiệu lực làm cho trách nhiệm của nhà khoa học và người sử dụng kết quả khoa học được thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc nhất. Mặt khác, phải dân chủ hoá trong việc ra các quyết định về khoa học, công nghệ thì mới đảm bảo được sự kiểm soát của xã hội đối với các thành tựu khoa học và công nghệ.

Tóm lại, phải có sự ràng buộc chặt chẽ hơn trong vấn đề môi sinh cho sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ.

- Quản lý khoa học, công nghệ một cách sáng tạo

Để khắc phục và hạn chế những mặt trái của cách mạng khoa học công nghệ trong tương quan với vấn đề tự do và trách nhiệm thì không chỉ kêu gọi lương tri (đặc biệt là trách nhiệm) của các nhà khoa học cũng như lương tri của những con người sử dụng các thành tựu khoa học khi họ sử dụng một cách cẩu thả hoặc với mục đích ích kỷ, hoặc vô tình gây nên những hiểm họa chung cho cộng đồng, nhân loại. Bởi vì, đạo đức học cũng có giới hạn của nó, nó không phải là công cụ chế ngự hành vi của con người từ mọi phương diện. Thực hiện mục đích trên còn đòi hỏi những nỗ lực và quyết tâm chung, đặc biệt là cần có những giải pháp quản lý khoa học và công nghệ một cách sáng tạo ở quy mô toàn cầu.

Khi thực hiện tốt những biện pháp quản lý này sẽ giúp quản lý một cách hiệu quả các hoạt động khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn cầu, giúp hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy những điểm tích cực của Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, để khoa học và công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ ngày một tốt hơn cho nhu cầu của con người.

Thứ nhất, cần tạo lập được một triết lý quản lý đúng đắn trong quan hệ

nhiên, con người cần phải trở thành người chủ nhân từ quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn một cách khôn ngoan và sáng suốt. Khoa học và công nghệ sẽ phục vụ tốt hơn cho mục đích phát triển con người và tiến bộ xã hội khi nó được lãnh đạo và quản lý theo nguyên tắc phát triển bền vững và công bằng.

Thứ hai, xã hội cần tạo lập được một chủ thể quản lý có năng lực tương

xứng với quy mô và độ phức tạp của đối tượng quản lý. Đương nhiên, một bộ máy quản lý nhà nước của một quốc gia hùng mạnh không thể đảm đương được nhiệm vụ này, còn việc thiết lập mô hình “Chính phủ toàn thế giới” là một ảo tưởng chính trị và phi thực tế. Mô hình hợp tác quốc tế theo nguyên tắc “tư tưởng toàn cầu, hành động khu vực” như trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể là một tham khảo tốt cho nhiệm vụ tạo lập một chủ thể quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ. Chủ thể quản lý này chỉ có quyền lực nếu nó được sự ủng hộm ủy quyền hoặc có sự tham gia của tất cả các chính phủ quốc gia; trí tuệ của nó sẽ được mở rộng nhờ sự tham gia của đại biểu các cộng đồng khoa học.

Trên thực tế, Hội nghị cấp thượng đỉnh của chính phủ các nước trên thế giới về môi trường họp tại Rio de Janeo, tháng 6 năm 1992, là một thành công mới theo mô hình quản lý quốc tế về môi trường. Theo cam kết của Hội nghị, một Ủy ban của liên hợp quốc về phát triển bền vững được thành lập. Ủy ban này đến lượt nó, đã thúc đẩy các chính phủ thành lập các tổ chức quốc gia về quản lý môi trường và phát triển bền vững. Cho đến năm 1995, đã có khoảng 70 nước có tổ chức này [Dẫn theo:16, tr.86].

Như vậy, về mặt cơ cấu tổ chức, chủ thể quản lý khoa học và công nghệ toàn cầu là một hệ thống với các thành phần cơ bản: Liên hợp quốc, các chính phủ, cộng đồng các nhà khoa học và công nghệ và các tổ chứ phi chinh phủ…

Thứ ba, vai trò của quản lý đối với các hoạt động khoa học và công nghệ trên thế giới sẽ có hiệu lực khi chủ thể quản lý của nó thực hiện được đầy đủ các chức năng của quản lý như: Dự báo các xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới; phân tích các tác động của nó đối với môi trường, đối với xã hội loài người; xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ lớn với sự tham gia của nhiều nước; ban hành các bộ quy chuẩn chất lượng quốc tế và kiểm soát việc bảo vệ môi trường trên thế giới… Một số các chức năng quản lý khoa học và công nghệ trên hiện đang được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các cơ quan của Liên hợp quốc như UNDP, UNESCO, WB…

KẾT LUẬN

Ngày nay, trong bối cảnh Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra trên quy mô toàn cầu, đã và đang làm cho tự do và trách nhiệm của con người được nâng cao và phong phú hơn bao giờ hết. Những nhân tố cơ bản nhất quy định quá trình hiện đại hoá xã hội, như kinh tế thị trường, tiến bộ công nghệ, dân chủ hoá, toàn cầu hoá... đang thúc đẩy mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với sự phát triển tự do và trách nhiệm của con người. Chính những nhân tố này đang tạo ra những điều kiện,

những đảm bảo ngày một tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn về mặt tinh thần cho sự phát triển tự do và trách nhiệm của con người. Sự phát triển kinh tế, công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển con người thông qua việc đáp ứng ngày một đầy đủ hơn các nhu cầu về vật chất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí... Sự phát triển của dân chủ tạo điều kiện mở rộng các quyền của con người: quyền tự do kinh doanh, tự do cư trú, tự do hoạt động tôn giáo, tự do lập hiệp hội, tự do tham gia rộng rãi vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội... Tất cả những điều đó làm cho sự lựa chọn giá trị cũng như hoạt động của con người ngày càng tự do hơn, được đảm bảo hơn. Đồng thời, thông qua những hoạt động tự do đó, trách nhiệm của con người đối với cộng đồng, với xã hội và với nhân loại cũng ngày càng được mở rộng và nâng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện và ngày một gia tăng mức trầm trọng của những vấn đề toàn cầu thì tự do và trách nhiệm của con người cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Tính mạng của con người, tức là quyền sống cũng như các quyền tự do khác của con người, đang bị đe doạ bởi đại dịch AIDS, chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh khu vực, ô nhiễm môi trường...

Những vấn đề đó và hàng loạt những vấn đề khác nữa đang đòi hỏi phải có sự nâng cao trách nhiệm không chỉ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các dân tộc, mà còn của toàn nhân loại. Và, cũng chính trong việc nâng cao trách nhiệm nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hoá, tự do của mỗi người và của loài người được nâng lên một tầm cao mới.

Trong quá trình biến đổi, cải tạo tự nhiên, cải tạo bản thân mình, con người luôn đụng độ với những vấn đề hết sức phức tạp, nan giải mà ở đó, cái đúng, cái sai, cái phúc, cái họa đan xen với nhau một cách khó lường. Những gì đang diễn ra hôm nay trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang đặt ra

cho con người trước một thách thức rất lớn về sự phát triển của chính bản thân mình và xã hội. Điều đó đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển lâu dài cho xã hội. Bài học kinh nghiệm xương máu về việc con người tàn phá môi trường khi lạm dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật vẫn còn đó. Tuy ngày nay, con người đang thực hiện chiến lược phát triển lâu bền nhưng những hậu quả tiêu cực vẫn đang tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xấu. Những hậu quả đó đang tiếp tục tác động lên chính bản thân con người và xã hội loài người. Con người không thể ngồi yên chờ tai họa đổ xuống đầu mình. Hơn nữa, những tai họa đó lại do chính con người tạo ra. Phải làm gì để con người và xã hội loài người có thể tiếp tục phát triển?

Có lẽ câu trả lời chung nhất cho chiến lược phát triển khoa học công nghệ là phải hướng theo mục tiêu cao nhất: vì sự sống của con người với tư cách là một thực thể sinh học xã hội và vì sự phát triển của xã hội với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống tự nhiên – xã hội. Mọi sự phát triển của khoa học và công nghệ, hay sự sáng tạo của con người sẽ trở nên vô nghĩa, nếu sự phát triển đó lại xâm hại đến con người và môi trường sống của nó. Do vậy, trong chiến lược phát triển lâu bền của xã hội loài người hiện nay, còn cần phải tính toán một cách đầy đủ và nghiêm túc đến sự an toàn cho bản tính tự nhiên và bản tính xã hội của con người. Điều này chỉ có thể làm được chừng nào mà những người có trách nhiệm trong các cộng đồng xã hội đề ra được và kiểm soát được những chính sách, những bộ luật đúng đắn, mang tính nhân văn sâu sắc. Còn đối với những người sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ cần phải biết gắn lợi ích cá nhân trước mắt của bản thân mình với lợi ích lâu dài của cộng đồng, nhận rõ trách nhiệm nhân loại, trách nhiệm công dân, lương tâm nghề nghiệp trong công việc mình đang làm. Xã hội tương lai thế nào đang nằm trong tay các thế hệ hôm nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Avin Toffler (2002), Cú sốc tương lai, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 2. Avin Toffler (2002), Đợt sóng thứ ba, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

3. Avin Toffler (2002), Thăng trầm quyền lực, Phần 1, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

4. Avin Toffler (2002), Thăng trầm quyền lực, Phần 2, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

5. Nguyễn Trần Bạt (2008), Cội nguồn cảm hứng, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

6. Bộ khoa học, công nghệ và môi trường (2002), Khoa học và công nghệ

thế giới, cơ quan xuất bản: Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học và công

nghệ Quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên

đầu thế kỷ 21, Nxb. CTQG, Hà Nội.

8. Nguyễn Trọng Chuẩn (2008), Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội,

Triết học, số 2, tr. 35-39.

9. Đỗ Minh Cương (1998), Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học và

Một phần của tài liệu Tự do và trách nhiệm trong cách mạng khoa học - công nghệ (Trang 77)