Những biểu hiện của tự do trong cách mạng khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Tự do và trách nhiệm trong cách mạng khoa học - công nghệ (Trang 54)

Như đã biết, tự do không chỉ là nhận thức và hành động theo quy luật, trong các quan hệ xã hội của con người, tự do biểu hiện một cách tập trung và thực tế ở các quyền cơ bản của con người. Sự phát triển và sự phong phú các quyền, cũng như những đảm bảo xã hội cho sự thực hiện các quyền đó trở thành tiêu chí của sự phát triển tự do và tiến bộ xã hội.

Chính vì vậy, xã hội ngày càng mở rộng không gian tự do cho sự nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành quả nghiên cứu đó vào cuộc sống. Bởi vì, tự do bao giờ cũng là điểm xuất phát của sự phát triển. Hay nói như cách của Nguyễn Trần Bạt, trong tác phẩm nổi tiếng của ông – Cội nguồn cảm hứng: “không có sự phát triển nào đi trước tự do” [5, tr.316]. Phát triển vừa là hệ quả của tự do, đồng thời cũng là tiền đề để con người tự do nhiều hơn.

Thực tế đã chứng minh, tự do đã trở thành điều kiện cho sự phát triển khoa học và công nghệ hiện đại. Để tạo điều kiện cho sự phát triển khoa học và công nghệ, cũng như mở rộng không gian – phạm vi cho hoạt động khoa học công nghệ, ở mỗi quốc gia đều tự xây dựng cho mình Luật khoa học và công nghệ, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ riêng. Tất cả đều nhằm mục đích làm sao cho khoa học và công nghệ được phát triển một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Chẳng hạn, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Bayh- Dole [6, tr.67-68]. Theo đạo luật này, lần đầu tiên các trường đại học được phép nhận bằng sáng chế đối với những kết quả thu được từ các công trình nghiên cứu do chính quyền Liên bang hỗ trợ. Mục đích của đạo luật này là tạo

cho các trường đại học có cơ hội cho phép các công ty của Mỹ sử dụng những phát minh sáng chế của trường để kiếm lợi nhuận. Kết quả là, năm 1997, số tiền tài trợ tài chính của khu vực công nghiệp cho hoạt động nghiên cứu của trường đại học lên tới 1,9 tỷ USD, gấp 8 lần so với cách đó 20 năm. Còn ở Nhật Bản - một trong những nước đứng đầu về khoa học công nghệ, tháng 7/2000 đã đệ trình lên Nghị viện “Báo cáo hàng năm về thúc đẩy khoa học công nghệ (Sách trắng về khoa học công nghệ)”, báo cáo đã đề cập rõ: “Một trong những yếu tố hấp dẫn của môi trường nghiên cứu là môi trường phải thuận lợi cho việc hỗ trợ tính độc lập của những nhà nghiên cứu trẻ có khả năng” [6, tr.198]. Để khuyến khích nhân tài, trong Kế hoạch cơ bản về khoa học công nghệ (giai đoạn 1995-2000), Chính phủ Nhật Bản đã gia tăng vốn tài trợ cho lĩnh vực cạnh tranh 2,4 lần từ 12,43 tỷ Yên lên 29,38 tỷ Yên. Trong kế hoạch lần thứ hai, quỹ này sẽ được gia tăng hơn nữa.

Không gian tự do cho hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng được mở rộng, còn được minh chứng qua nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ hiện nay trên thế giới. Theo số liệu thống kê, các nước có nền khoa học công nghệ phát triển, tỉ lệ đầu tư ngân sách nhà nước trên đầu tư của xã hội cho khoa học công nghệ là 1/3 – 1/4. Chẳng hạn, ở Mỹ, để có một chính sách khoa học công nghệ hợp lý, Mỹ đã hết sức quan tâm đến vấn đề quan trọng hàng đầu là ngân sách Nhà nước dành cho khoa học và phương thức chi tiêu ngân sách đó. Ngay từ năm 1985, ngân sách Mỹ dành cho khoa học công nghệ đã là khoảng 54 tỷ USD và được phân chia như sau: Nghiên cứu cơ bản 7,6 tỷ USD; nghiên cứu ứng dụng 8,4 tỷ USD; hoạt động triển khai 36,2 tỷ USD và cho những cơ sở thực nghiệm là 1,8 tỷ USD [6, tr.79].

Đáng quan tâm trong đầu tư khoa học và công nghệ là sự vượt lên của các quốc gia châu Á; Nếu đầu thập niên 1990, tỷ trọng đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D) của châu Á chỉ bằng 54% nước Mỹ và 72% so với cộng

đồng châu Âu (EU) thì đến năm 2003, tổng chi GERD đã chiếm 1,92% GDP bằng 79% của Mỹ và cao hơn 10% so với các nước EU. Với tổng đầu tư R&D năm 2008 lên 362,6 tỷ USD, châu Á đã vươn lên bằng 96,2% đầu tư của Mỹ và theo dự báo năm 2009 sẽ vượt Mỹ chừng 0,9% [63, tr.4].

Ở nước ta, thời gian qua, đã xây dựng được một mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế. Việt Nam có khoảng 13.000 người làm nghiên cứu phát triển. Trong đầu tư cho khoa học công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu phát triển chiến 50% [6, tr.335]. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin khoa học và công nghệ, thư viện, cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh.

Nhận thức rõ vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của đất nước, Việt Nam luôn tạo môi trường tự do cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ. Điều 27, Luật khoa học và công nghệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi rất rõ: “Khuyến khích ứng dụng hết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”. Trong đó khoản 3 và khoản 4 của Điều này khẳng định: “Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống”; “Chủ sở hữu, tác giả và người ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hưởng lợi ích do việc ứng dụng kết quả này vào sản xuất và đời sống theo hợp đồng khoa học và công nghệ và theo quy định của pháp luật” [49, tr.28].

Tóm lại, bất kể Luật khoa học và công nghệ của một quốc gia nào cũng khuyến khích các nhà khoa học tìm ra được những phát minh và đưa những

phát minh của mình vào phục vụ cuộc sống ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho tự do của con người ngày càng phát triển hơn. Đó là biểu hiện rõ nét nhất

Một phần của tài liệu Tự do và trách nhiệm trong cách mạng khoa học - công nghệ (Trang 54)